-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11
Khu vực tiếp giáp đường Nguyễn Như Đỗ vẫn chưa triển khai giải phóng mặt bằng |
Ngổn ngang, nham nhở
Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến Cầu Đỏ không chỉ giải quyết vấn đề về an toàn giao thông, mà còn tạo nên bộ mặt đô thị của Đà Nẵng. Chính vì thế, ngày 25/10/2018, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt chủ trương đầu tư nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện trong năm 2018 - 2019.
Con đường này có chiều dài toàn tuyến gần 1,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ đồng (ngân sách địa phương), do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng là đơn vị quản lý, triển khai thực hiện.
Hai năm sau, UBND TP. Đà Nẵng tiếp tục có Quyết định số 1011/QĐ-UBND phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến cầu Đỏ. Lúc này, đơn vị triển khai thực hiện “nhảy” sang Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng.
Tháng 9/2022, TP. Đà Nẵng lại ra quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án kéo dài từ năm 2018 đến năm 2024; điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 59,923 tỷ đồng (ngân sách thành phố); bổ sung các hạng mục công việc như cải tạo đường ngang đường sắt, di dời nhà gác chắn và hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.
Ngoài lý do phải chờ ý kiến của Bộ Giao thông - Vận tải do liên quan đến đường sắt, theo UBND TP. Đà Nẵng, Dự án phải điều chỉnh do vướng công tác giải phóng mặt bằng và chi phí đền bù giải tỏa.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng cho biết, Dự án sẽ đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp tuyến đường gom dân sinh với chiều dài 1.219 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 5 m; điểm đầu kết nối vào các tuyến giao thông khu vực cầu vượt Hòa Cầm, điểm cuối kết nối vào đường Nguyễn Như Đỗ.
Dự án do Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Liên Việt Tiến (thầu chính), Công ty cổ phần Minh Ngọc Nguyên và Công ty cổ phần Viễn thông - Tín hiệu đường sắt thi công với thời gian thi công 720 ngày (bao gồm cả thời gian chờ lún đoạn nền đường qua khu vực đất yếu - khu vực đất nông nghiệp trồng lúa).
Tuy nhiên, trải qua gần 6 năm và 3 lần điều chỉnh, đến nay, Dự án này vẫn chưa hình thành 1 m đường nào. Nguyên nhân được cho là vướng công tác giải phóng mặt bằng.
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đầu tư, tại khu vực triển khai Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến cầu Đỏ, một số ngôi nhà vẫn còn ngổn ngang gạch đá sau giải tỏa. Nằm xen kẽ là những ngôi nhà chờ “chốt” mức đền bù hoặc đã nhận đền bù, nhưng chưa chịu bàn giao mặt bằng. Tất cả tạo nên cảnh tượng nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Người dân ở tổ 17, phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) cho biết, giá đất ở khu tái định cư cao hơn đơn giá đất được đền bù, khiến họ không đủ tiền cất nhà ở nơi ở mới. Đó là lý do họ bám trụ để sống trong vùng quy hoạch Dự án.
“Nhà tôi được đền bù hơn 3 triệu đồng/m2 đất. Tuy nhiên, khi bốc lô đất tại Khu tái định cư Hòa Xuân phải nộp tiền đến hơn 1 tỷ đồng (gần 10 triệu đồng/m2). Số tiền đó quá lớn, không đủ tiền để nộp, nên gia đình tôi rất mong chính quyền hỗ trợ giảm giá tiền đất này”, một người dân cho hay.
Bao giờ “về đích”?
Tại lễ ra quân đầu năm thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến cầu Đỏ vào ngày 6/2/2023, UBND quận Cẩm Lệ ghi nhận, 71/117 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng; 46 hồ sơ (36 hồ sơ đất ở và 10 hồ sơ đất nông nghiệp) đang tiếp tục được vận động người dân giải tỏa.
Tại buổi lễ đó, ông Hồ Văn Khoa, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện tiếp công dân để kịp thời giải quyết các chính sách hỗ trợ về giải tỏa, đền bù cho người dân, tổ chức vận động các hộ bàn giao mặt bằng.
Khi được hỏi về tiến độ giải phóng mặt bằng, ông Huỳnh Đình Thống, Giám đốc Ban Giải phóng mặt bằng quận Cẩm Lệ cho biết, đơn vị “chỉ phụ trách việc tiếp dân và vận động người dân”.
Song đến ngày 1/3, theo cập nhật tình hình thực hiện Dự án của Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng, còn 46 hồ sơ tiếp tục triển khai công tác giải tỏa.
“Theo kế hoạch giải phóng mặt bằng của UBND TP. Đà Nẵng, quý I/2023 giải tỏa 10 hộ dân; quý II/2023 giải tỏa 21 hộ dân; quý III/2023 giải tỏa 15 hộ dân ”, đại diện Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng cho hay.
Cơ quan này cho biết, liên danh các nhà thầu thi công đang thực hiện công tác dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị để triển khai thi công công trình.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư có mặt tại khu vực Dự án, các nhà thầu thi công đã “rục rịch” triển khai máy móc đến “khuấy động công trường”. Tuy nhiên, ngày “về đích” thì vẫn bỏ ngỏ.
-
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
“Trùm” mua bán trái phép hóa đơn gần 200 tỷ đồng lĩnh án -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi