-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Đà Nẵng có vị trí chiến lược, quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, đã và đang trở thành một đô thị biển hiện đại, có bản sắc riêng, đã tạo cho mình một vị thế rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với thương hiệu là đô thị trung tâm có sức lan tỏa và gắn kết chuỗi đô thị phụ cận Đà Nẵng; là trung tâm thương mại - du lịch và dịch vụ; bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo của miền Trung. Đặc biệt, Đà Nẵng chú trọng xây dựng môi trường sống có chất lượng và thân thiện với môi trường, là điểm đến hấp dẫn, thành phố đang dần được định hình là đô thị biển hiện đại, thành phố thông minh gắn với phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại và dịch vụ.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng Thủ tướng Chính phủ dự tiếp Thủ tướng Lý Hiển Long trong chuỗi hoạt động tại WEF ASEAN 2018. |
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng, chính quyền Đà Nẵng đã, đang và luôn nỗ lực trong việc nâng cao vai trò đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư và phục vụ của các cấp chính quyền nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Điều đó được thể hiện qua việc luôn nằm trong các địa phương dẫn đầu cả nước về các chỉ số đánh giá như PCI, PAPI, PAR index, ICT index… WEF ASEAN 2018 là dịp quan trọng để Đà Nẵng thông tin đến các đối tác trong nước và quốc tế những chính sách thể hiện sự thiện chí, sự minh bạch, công bằng trong thu hút đầu tư của mình.
Bên cạnh việc tham gia các hoạt động chung tại WEF ASEAN 2018 lần thứ 27 với chủ đề “ASEAN thời đại 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, sự kiện thu hút hơn 1.000 đại biểu đại diện các chính phủ, doanh nghiệp hơn 300 phóng viên trong nước và quốc tế, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức hơn 10 buổi làm việc song phương với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của thế giới và khu vực như: Tập đoàn VISA, SCHNEIDER ELECTRIC, EMOTIV, MITSUBISHI, HITACHI ASIA, CISCO, NOKIA, ERICSSON, PHILIPS ELECTRONICS, SHIPA FREIGHT UAE,…
Tại các buổi gặp song phương, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin – viễn thông, điện tử - tự động hóa, logistics, y tế, tài chính…của Đà Nẵng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Tập đoàn Cisco System, Nokia quan tâm về sự phát triển ICT, đô thị thông minh của Đà Nẵng trong thời gian đến. Đồng quan điểm và nhu cầu, ông Olivier Oullier, Chủ tịch Công ty Emotiv (chuyên về nghiên cứu và phát triển công nghệ điện não, công nghệ điều khiển tự động bằng điện não) tìm hiểu về hạ tầng, nhân lực, các khu công nghệ thông tin và các chính sách ưu đãi đầu tư của Đà Nẵng để công ty có những chiến lược phát triển mới.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cùng đại diện các sở, ngành tiếp song phương với các nhà đầu tư tham dự WEF ASEAN 2018 |
Ông Tommy Leong, Giám đốc vùng Đông Á và Nhật, Công ty Schneider Electric kiêm thành viên Ban Giám đốc Phòng Thương mại và Quốc tế Singapore cho biết, Việt Nam là quốc gia đang nổi lên trong khu vực và là một trong những thị trường mà công ty có mức tăng trưởng cao nhất. Qua tìm hiểu những tiềm năng và lợi thế của Đà Nẵng, ông Tommy Leong cam kết sẽ khuyến khích các đối tác tìm hiểu đầu tư vào Đà Nẵng và trong tương lai dài hạn sẽ nghiên cứu mở rộng phạm vi sản xuất của công ty tại thành phố. Đồng thời, Công ty đề xuất được tham gia dự án thành phố thông minh, dự án sử dụng năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh đánh giá cao những đề xuất của Công ty Schneider Electric và đề nghị công ty tham gia ý kiến đề án thành phố thông minh, nghiên cứu tham gia tư vấn chính sách, dự án sử dụng năng lượng mặt trời, nhất là khu vực nội đô của thành phố.
Ông Denis Brunetti, Tổng Giám đốc Ericsson tại Việt Nam kiêm Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) đề xuất Đà Nẵng cần sớm đẩy nhanh dự án thành phố thông minh, hoàn thiện khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung để công ty Ericsson nói riêng và các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai hiệu quả đầu tư vào Đà Nẵng. Đồng thời, thành phố tập trung thu hút thêm nhân lực người nước ngoài đến làm việc và sinh sống để tận hưởng những giá trị của thiên nhiên mang lại cho thành phố.
Trong lĩnh vực logistics, theo định hướng của thành phố về tập trung phát triển hệ thống cảng hàng không, cảng biển (Cảng Liên Chiểu, mở rộng Cảng Tiên Sa) và các khu ngoại quan, hậu cần logistics, ông Toby Edwards, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ship & Freight UAE, Tập đoàn Agility mong muốn đặt văn phòng đại diện tại Đà Nẵng để phục vụ cho các doanh nghiệp thành phố và các khu vực lân cận. Đồng thời, công ty đề xuất Đà Nẵng tập trung phát triển hơn nữa để trở thành là trung tâm logistics của Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng luôn tăng trưởng GDP ổn định, đạt khoảng 9%/năm, cao hơn 1,5 lần so với tỷ lệ tăng trưởng GDP của cả nước, trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 53%, công nghiệp 33% và nông nghiệp 2% và hiện có hơn 22 ngàn doanh nghiệp, 59 trung tâm thương mại, siêu thị, gần 700 khách sạn và khu nghỉ dưỡng, 06 khu công nghiệp đang được khai thác hiệu quả. Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay quốc tế lớn thứ 3 của Việt Nam với 28 đường bay trực tiếp quốc tế đến Đà Nẵng, tần suất hơn 199 chuyến/tuần. Để thu hút các dự án đầu tư chất lượng, đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển của thành phố, ngoài Khu công viên phần mềm số 1 đang hoạt động, thành phố đang triển khai xây dựng và hoàn thiện Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung và quy hoạch xây dựng Khu công viên phầm mềm số 2, 04 khu công nghiệp mới với tổng diện tích hơn 1.000 ha.
Đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến nay thành phố thu hút được hơn 632 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư hơn 3,16 tỷ USD. Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tham gia tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng thương mại, du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thành phố, góp phần gia tăng vốn đầu tư phát triển và tạo việc làm cho hơn 53 ngàn lao động. Với những kết quả như trên, Đà Nẵng xác định tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước là một trong những hoạt động quan trọng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian đến.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu