Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Đà Nẵng nói gì về việc nạo vét bùn Âu thuyền Thọ Quang rồi nhận chìm?
Nhiệt Băng - 18/04/2022 22:11
 
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng khẳng định việc nạo vét, nhận chìm để giải quyết vấn nạn ô nhiễm tại Âu thuyền Thọ Quang được làm "hết sức thận trọng".
Ô nhiễm nước thải, rác thải nghiêm trọng ở Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) đã tồn tại nhiều năm qua. Ảnh: N.T
Ô nhiễm nước thải, rác thải nghiêm trọng ở Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) đã tồn tại nhiều năm qua. Ảnh: N.T

Chiều 18/4, tại buổi họp báo quý I/2022 do UBND TP. Đà Nẵng tổ chức, trước câu hỏi của phóng viên về hoạt động nạo vét Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) rồi mang đi nhận chìm xuống biển liệu có xâm hại môi trường sinh thái biển hay không, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã có một số phản hồi.

Ông Hùng cho biết, Âu thuyền Thọ Quang từng là điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Việc khắc phục điểm nóng này phải có lộ trình 5 năm, với nhiều dự án thuộc chương trình.

Trong đó, nạo vét phần bùn là một trong những dự án. “Là cơ quan tham mưu cho UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và phê duyệt khu vực nhận chìm, chúng tôi hết sức thận trọng”, ông Hùng nói và cho rằng, không đơn giản mà lớp bùn lắng đọng từ rất nhiều năm, mà nay tiếp cận bằng cách hút lên rồi đi nhận chìm.

Theo ông Hùng, việc xử lý ô nhiễm môi trường Âu thuyền Thọ Quang được cụ thể hóa bằng 2 quyết định. Thứ nhất là quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường trong quá trình nạo vét. Thứ 2 là quyết định lựa chọn vị trí phù hợp để nhận chìm.

Để làm được điều này, theo ông Hùng, đơn vị tư vấn và ban quản lý dự án phải làm rất nhiều quy trình, trong đó có việc chọn phương pháp nạo vét nào.

Theo ông Hùng, nạo vét ở đây là hút bùn, rồi dùng xà lan vận chuyển đi đổ đến vị trí nhận chìm phải gắn định vị để theo dõi, và trong quá trình làm phải có lưới vây để tránh bùn lan truyền.

Việc chọn vị trí nhấn chìm, thẩm quyền quyết định là của UBND TP. Đà Nẵng. Khi làm việc này, đơn vị tư vấn lựa chọn vị trí nhận chìm phải tính toán, làm thế nào đảm bảo việc nhận chìm này hoàn toàn không ảnh ưởng đến môi trường sinh thái biển. Vì Vịnh Đà Nẵng là vị trí hết sức nhạy cảm.

“Là cơ quan tham mưu, chúng tôi rất tự tin với những gì đã làm như Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và giải pháp thi công, nhận chìm là đảm bảo như vấn đề quan ngại”, ông Hùng khẳng định.

Ông Hùng cho biết, trong suốt quá trình thực hiện việc nạo vét và nhậm chìm, UBND TP. Đà Nẵng thành lập Tổ giám sát. Trong quá trình thực hiện phương án đã đưa ra, Tổ giám sát này sẽ giám sát, nếu có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường thì sẽ dừng lại để tìm kiếm giải pháp phù hợp hơn.

Dự án nạo vét, nhận chìm khối lượng bùn khổng lồ của âu thuyền Thọ Quang do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phần TNHH Xây dựng và thương mại 126 và Công ty cổ phần Tư vấn và xây dựng Phú Xuân.
Đà Nẵng dành hơn 1.500 tỷ đồng triển khai tiếp Đề án “Xây dựng thành phố thông minh”
Tổng kinh phí để tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố thông minh tại TP. Đà Nẵng” trong giai đoạn dự kiến là hơn 1.500 tỷ đồng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư