
-
ACV chốt tiến độ chi tiết các gói thầu xây lắp Dự án sân bay Long Thành
-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
Giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Giai đoạn 1
-
Giữ dòng vốn FDI không đổi chiều
-
Phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Quy hoạch TP. Cần Thơ: Thành phố trở thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thực tế, không chỉ là cơ hội mà đã có những tín hiệu khả quan trong thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng ngay trong chuyến “Nam tiến” này, bởi đã có những doanh nghiệp cam kết đầu tư vào đây.
Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra lễ ký biên bản hợp tác giữa Ban quản lý Ku CNC Đà Nẵng với 2 doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty cổ phần logicstics U&I cam kết đầu tư dự án trong lĩnh vực logicstics. Trong khi đó, Trường đại học FPT cam kết sẽ triển khai dự án nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy các bên chưa tiết lộ cụ thể, chi tiết về dự án sẽ triển khai song qua động thái này cho thấy, trong tương lai gần các dự án này sẽ có mặt tại Khu CNC Đà Nẵng.
Ông Phùng Tấn Viết, Trưởng ban quản lý Khu CNC Đà Nẵng cho biết, theo quy hoạch, Khu CNC Đà Nẵng có diện tích hơn 1.128 ha với 7 khu chức năng chính. Trong đó, diện tích dành cho khu sản xuất CNC là hơn 184 ha; diện tích khu R&D, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp hơn 95 ha… Hiện nay, Khu CNC Đà Nẵng có hơn 300 ha đát sạch có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng phục vụ các dự án đầu tư.
![]() |
. |
Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng trong thời gian tới là công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; tự động hóa và cơ khí chính xác; vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới…
Đến nay, đã có 4 dự án được cấp phép vào Khu CNC Đà Nẵng. Đáng chú ý, dự án của Công ty Keiki Tokyo (Nhật Bản) chuyên sản xuất van chuyển mạch điện tử, bơm cánh quạt áp lực cao, tổng vốn đầu tư đăng ký 40 triệu USD; dự án của Công ty Niwa Foundry Việt Nam (Nhật Bản) có mục tiêu hoạt động sản xuất các sản phẩm và vật liệu đúc dùng trong bộ phận thủy lực có vốn đầu tư 30 triệu USD; dự án của Công ty dược Danapha (Việt Nam) có mục tiêu hoạt động sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu có tổng vốn đầu tư đăng ký 68 triệu USD…
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Trương Công Trị, Giám đốc R&D Công ty dược Danapha cho biết, các doanh nghiệp dược trong nước đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh phân phối ETC và xuất khẩu; đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ của ngành dược thế giới và tăng năng lực cạnh tranh.
“Danapha quyết định đầu tư nhà máy tại Khu CNC Đà Nẵng là nằm trong định hướng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thuốc từ công nghệ nano và công nghệ sinh học nhằm tạo ra những sản phẩm có hiệu quả điều trị cao”, ông Trị nói và cho biết, hiện doanh nghiệp đã được bàn giao đất, đang chuẩn bị các bước khảo sát, thiết kế đầu tư xây dựng để có thể khởi công dự án trong năm 2017.
Theo đánh giá, Khu CNC Đà Nẵng được hưởng những cơ chế ưu đãi vượt trội so với 2 khu công nghệ cao khác tại Hà Nội và TP.HCM. Cụ thể, các dự án đầu tư có công nghệ, sản phẩm theo danh mục CNC ưu tiên đầu tư phát triển, sản phẩm CNC khuyến khích, phát triển sẽ được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê và hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm (trong đó, miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo)…
“Chúng tôi đang tích cực làm việc với các ngành chức năng để tham mưu với Chính phủ hoạch định những cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội hơn nhằm thu hút các dự án có quy mô lớn, hiệu quả cao”, ông Viết nói và cho biết, từ những ưu đãi đã có, nhiều đối tác đã quan tâm, tìm đến và đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng.
Tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của Đà Nẵng có lẽ không cần nói thêm. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư cho đến nay là chưa được như kỳ vọng. Do đó, để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao trong thời gian tới, Đà Nẵng đang triển khai nhiều giải pháp mạnh. Trong đó, theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020, Khu CNC Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút thêm ít nhất 10 dự án đầu tư; hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2; khởi công xây dựng Trung tâm ươm tạo CNC và nhà xưởng cho thuê; xây dựng Trung tâm đào tạo, trung tâm R&D…

-
Giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Giai đoạn 1 -
Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ -
Giữ dòng vốn FDI không đổi chiều -
Phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Long An kêu gọi Hàn Quốc đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo -
Quy hoạch TP. Cần Thơ: Thành phố trở thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh cơ cấu vốn dự án 3.500 tỷ đồng
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM