-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Nhắc lại câu chuyện từ Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, khi các đại biểu Quốc hội đã bỏ qua “tư duy cục bộ địa phương” để đồng lòng thông qua nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đã cho rằng, tinh thần ấy cần tiếp tục lan tỏa trong việc phát triển 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Việc thành lập 3 đặc khu này, theo Phạm Trọng Nhân, nếu nói đây là “một sự ưu ái” dành cho 3 địa phương kia thì cần nhìn lại, bởi ông tin rằng, nhân dân Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang đều không mong mỏi mình sẽ trở thành nơi thí nghiệm của thể chế, lại càng không mong muốn nhận một sự ưu ái dành riêng cho mình so với phần còn lại của đất nước vốn còn quá nhiều khó khăn.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) |
“Phải xem đây là một trách nhiệm vô cùng nặng nề, gánh vác một niềm tin lớn lao của các tầng lớp nhân dân vào sự phát triển, nhưng không phải dành riêng cho 3 tỉnh mà chính là cho sự lớn mạnh chung của quốc gia, dân tộc”, ông Phạm Trọng Nhân nói.
Chia sẻ rất thật, ông Phạm Trọng Nhân cho rằng, cũng đã có nhiều nỗi lo khi Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang trở thành cực tăng trưởng sẽ là vùng trũng trong thu hút đầu tư, khiến các tỉnh vốn là “thủ phủ của FDI” sẽ trở nên lặng lẽ, im ắng trên bản đồ tăng trưởng của đất nước, còn những địa phương chưa phát triển sẽ khó lòng thu hút đầu tư..
“Nhưng chúng ta quên rằng, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc dù trở thành đặc khu cũng vẫn là bộ phận không thể tách rời của dải đất hình chữ S này. Đó là một điều bất biến. Ba đặc khu hiển nhiên không thể độc lập riêng một mình, tách rời các mảnh ghép còn lại. Sự phát triển của ba đặc khu phải là sự phát triển chung của đất nước và điều quan trọng nhất là tính toán kỹ lưỡng trên các phương diện để đảm bảo hài hòa cân bằng lợi ích, không chỉ giữa ba đặc khu với các địa phương khác trong cả nước mà còn giữa người dân của đặc khu với nhân dân cả nước và cả lao động nước ngoài”, vị đại biểu của tỉnh Bình Dương thẳng thắn.
Ông nói rằng, chúng ta cần đi tìm một mô hình mới để “đất nước lớn mạnh” và mô hình đặc khu với cơ chế vượt trội là một trong những “giải pháp thỏa đáng”.
“Nhưng xin đừng nhìn ba đặc khu trong tương quan với các địa phương trong cả nước, mà hãy đặt nó trong việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thế giới, có như vậy chúng ta mới xác lập được tâm thế để bước qua tư duy cục bộ, điều mà Quốc hội từng làm tại Kỳ họp thứ 4”, ông Nhân bày tỏ.
Mong muốn như vậy, ông Nhân lo lắng, vẫn còn những “mâu thuẫn trong chính mình”, bởi một mặt mong muốn đặc khu sẽ mang một hình hài mới và vượt trội so với phần còn lại, nhưng mặt khác lại không vượt qua chính mình để chấp nhận các thể chế, chính sách vượt trội.
Ông Nhân cũng lo rằng, khi hình thành 3 đặc khu, không biết có vận hành đúng như cam kết trong các đề án để biến ba đặc khu thành một cỗ xe tam mã hay không, hay mỗi cỗ xe lại có những đường đua cho riêng mình.
“Chúng ta đã từng bước qua tư duy cục bộ địa phương khi đồng lòng thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế chính sách đặc khu phát triển TP.HCM. Tôi tin rằng tin thần ấy vẫn còn nhiều lắng đọng để tiếp tục lan tỏa cho Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang hôm nay”, ông Nhân nói.
Một cách đầy tâm huyết, vị đại biểu này cho rằng, với sứ mệnh chỉ có thể phát triển mà không còn con đường nào khác, thì Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc được lựa chọn và trao gửi niềm tin sâu sắc là “một trong những cực tăng trưởng không thể nào tốt hơn cho nền kinh tế”.
“Với khoảng thời gian không còn nhiều để về đích thì bất luận đặc khu dù thế nào cũng không nên xem là sự thể nghiệm của thể chế, mà chúng ta phải quyết thành công dù nhiều hay ít mà thôi”, đại biểu Phạm Trọng Nhân bày tỏ.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu