-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại phiên thảo luận. |
Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch Covid-19 bởi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Tiếp tục Kỳ họp thứ năm, Quốc hội dành phần lớn thời gian của cả ngày 29/5 thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Đã hội đủ các yếu tố cần thiết
Phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhắc lại thời điểm giữa năm 2022, cũng trên diễn đàn Quốc hội, ông từng đề xuất nên xem xét công bố hết dịch Covid-19.
Gần đây, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại Việt Nam.
“Đến nay, từ kinh nghiệm thực tiễn trải qua các đợt chống dịch, tôi cho rằng Việt Nam có thể yên tâm công bố hết Covid-19 bởi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết”, ông Nguyễn Lân Hiếu khẳng định.
Điều kiện đầu tiên, theo đại biểu là hiện nay tỷ lệ bệnh nặng do Covid-19 gây ra hầu như không còn những ca tử vong chủ yếu do bệnh nền nặng, có dương tính Covid-19. Điều đó cho thấy Covid-19 vẫn còn lây nhiễm trong cộng đồng nhưng không còn nguy cơ gây tử vong cao.
Điều kiện thứ hai, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao trên diện rộng. Toàn quốc đã tiêm được hơn 266 triệu liều.
Điều kiện thứ ba, tình hình Covid-19 trên thế giới đã ổn định. Đầu tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Ông Hiếu nêu rõ, đây là ba điều kiện cơ bản và cần thiết để Việt Nam chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao) sang nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong)".
Vị đại biểu ngành y lưu ý khi Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần coi đây là bệnh lý chuyên khoa và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc chi trả cũng cần ứng xử như các bệnh lý khác, nghĩa là do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.
Trải qua ba năm chống dịch, ông Hiếu cho rằng cũng cần rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công và sai lầm trong quá khứ, cần khẩn trương chuẩn bị cả vật chất, văn bản pháp luật, quy trình, hướng dẫn cần thiết để ứng phó tốt hơn với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai hoặc khả năng Covid-19 bùng phát trở lại.
Đại biểu Hiếu cũng hoàn toàn đồng ý với để xuất của đoàn giám sát về việc Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn việc sử dụng vật tư, trang thiết bị y tế đã được chuẩn bị chống dịch trước đây, để chuyển sang điều trị khám chữa bệnh thông thường. Bộ nên giao các bệnh viện, địa phương quyết định việc sử dụng để tránh lãng phí những cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được mua sắm, cho, tặng.
Không mặc đồng phục cho tất cả trạm y tế
Liên quan đến y tế dự phòng, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng đây là "thách thức lớn nhất" trong giai đoạn hiện nay với những khó khăn nổi trội vẫn là nhân lực, thu nhập, chất lượng khám chữa bệnh và cơ sở vật chất…
Ông Hiếu nhấn mạnh tăng lương, xây trụ sở đẹp, mua máy móc… không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Lương không thể tăng mãi, cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng, cuối cùng là lãng phí rất lớn.
“Thưa Quốc hội, trạm y tế xã phường có 2 nhiệm vụ: dự phòng (tiêm chủng, phòng chống dịch, giáo dục tuyên truyền…) và điều trị (chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh mạn tính, sơ cấp cứu tại cộng đồng…). Tuy nhiên nhiệm vụ thứ hai ngày càng “teo tóp” khiến việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên bội phần khó khăn so với trước đây”, ông Hiếu phát biểu.
Dự phòng là mục tiêu quan trọng, nhưng theo vị đại biểu ngành y thì chữa bệnh cũng cần được coi là chìa khoá để y tế cơ sở có đủ sức tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường ngày hôm nay.
“Sự bất hợp lý về chính sách đã bóp nghẹt sự phát triển của các trạm y tế xã, phường. Không có lý gì cùng là một bệnh nếu chữa ở xã chỉ được dùng thuốc hạ áp giá 100 đồng/viên. Còn lên tỉnh, huyện lại được cấp thuốc đắt tiền hơn. Một đêm trực tiền thù lao chẳng đáng là bao, khám một bệnh nhân được 27 nghìn mà còn trừ ngược trừ xuôi”, đại biểu Hiếu nêu bất cập từ thực tế.
Vậy làm cách nào để một hệ thống dày công xây dựng từ nhiều thế hệ đi trước không bị teo tóp và mất hoàn toàn chức năng điều trị?, đặt vấn đề này, ông Hiếu cho rằng nên thử nghiệm một mô hình mới. Coi các trạm y tế xã phường là phòng khám của trung tâm y tế quận huyện. Các tiêu chuẩn con người là tương đương nhau, cả người bệnh và nhân viên y tế. Các bác sĩ trung tâm y tế quận huyện sẽ có buổi khám ngoại trú cố định ở xã phường, đặc biệt là các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đồng thời cũng sẽ có các buổi khám về ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa,… để tư vấn cho những người bệnh đi chữa đúng địa chỉ, thăm khám sau khi đã chữa tại các cơ sở y tế tuyến trên hay những vấn đề đơn giản có thể xử lý luôn ở trạm y tế xã, phường.
Ngoài ra với từng địa phương cần có kế hoạch cụ thể chi tiết tới từng trạm y tế theo địa chính trị. “Cần may đo cẩn thận không mặc đồng phục cho tất cả trạm y tế trong cả hệ thống”, ông Hiếu đề nghị.
Khi đã vận hành trơn tru, ông Hiếu cho rằng có thể "tiến thêm một bước", phối hợp giữa bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế quận, huyện.
Theo đó, các bác sĩ giỏi ở tỉnh sẽ về huyện làm việc định kỳ trong tuần, sẽ nâng cao được niềm tin của người dân vào cơ sở y tế của mình.
"Y tế còn bộn bề công việc, rất mong Quốc hội, Chính phủ, người dân có góc nhìn khách quan, cảm thông để ủng hộ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn", ông Hiếu nói.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu