Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Đại biểu Quốc hội bàn cách gỡ điểm nghẽn chất lượng và kênh tiêu thụ nông sản
Thế Hoàng - 25/05/2018 11:12
 
Đóng góp hơn 36 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017, và dự kiến đạt 40 tỷ USD trong năm 2018, những chính sách để khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của các đại biểu quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14.
Đại biểu cho rằng, cần phải có giải pháp mạnh để tình trạng giải cứu nông sản không còn lặp lại trong thời gian tới.
Cần phải có giải pháp mạnh cho khâu sản xuất, dự báo thị trường, tiêu thụ để tình trạng giải cứu nông sản không còn lặp lại trong thời gian tới (Giải cứu dưa hấu Quảng Ngãi, Quảng Nam tại Siêu thị BigC, tháng 5/2018).

Phát biểu tại phiên  thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 sáng 25/5, đại biểu Trần Thị Hồng (Bắc Ninh) cho rằng, tăng trưởng của ngành nông nghiệp ngày càng lớn, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa bền vững. Đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn trong sản xuất nông nghiệp là chất lượng nông sản và khâu tiêu thụ.

“Làm nông nghiệp thời nay không thể như trước, việc áp dụng công nghệ cao cần phải được đưa vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn với nhiều giải pháp căn cơ để thúc đẩy tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp”, đại biểu Trần Thị Hồng đề nghị.

Hơn thế, việc tích tụ đất đai nhưng phải trên nền tảng tư duy thị trường đúng đắn để tạo được đột phá trong sản xuất nông nghiệp, theo đó, các chính sách ra đời phải hợp lý để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Trong thời kỳ hội nhập, thắng thua trên thị trường phụ thuộc nhiều vào công nghệ, do đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản cần đổi mới công nghệ, tăng năng suất tăng chất lượng, giảm chi phí giá thành, khi đó mới thực sự tăng tính cạnh tranh.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) lại cho rằng, xuất khẩu ngành nông lâm nghiệp, điển hình là đồ gỗ gần 8 tỷ USD, nhưng kéo theo đó là nhiều mặt trái. Tình trạng chặt phá rừng chưa được xử lý

Trước đó, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn  đã đọc bản báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Theo đó, cử tri và nhân dân một số địa phương phản ánh việc nông dân "không còn thiết tha" với đồng ruộng, môi trường kinh doanh nông nghiệp chưa hấp dẫn, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, công nghiệp chế biến phát triển chậm.

Trong khi đó, tình trạng sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây hại cho sức khỏe nhân dân.

Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, lưu thông và sử dụng; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; đồng thời, sớm rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật theo hướng cụ thể các điều cấm và tăng nặng hơn mức xử phạt các vi phạm, khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý an toàn thực phẩm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan hữu quan cần tiếp tục đẩy mạnh việc cơ cấu lại nền nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất, quan tâm hỗ trợ việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật; mở rộng thị trường tiêu thụ; kịp thời thông tin về thị trường cho nông dân; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tổ chức thực hiện hiệu quả hơn các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp; phát triển, nâng cao chất lượng các hợp tác xã kiểu mới để thực sự là hạt nhân trong chuỗi liên kết, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: Sau thịt lợn sẽ lại phải giải cứu nông sản nào?
Sau thịt lợn, thời gian tới sẽ có giải cứu rất nhiều loại cây ăn trái, trong đó cam và quýt là những mặt hàng đầu tiên.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư