
-
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý
-
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025
-
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà”
![]() |
Đại biểu Trần Quang Chiểu phát biểu tại Quốc hội. |
Tham gia thảo luận hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách sáng 5/11, ủy viên Thường trực Ủy ban tài chính - Ngân sách Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho biết, kỳ họp tháng 10/2016 đã nêu vấn đề thiệt hại kinh tế quốc gia khi Chính phủ tiền nhiệm ký cam kết bảo lãnh của Chính phủ (GGU) với Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ưu đãi thuế nhập khẩu.
Ông Chiểu cho hay, sau khi bù trừ tiền thuế, phí thuê đất… số tiền phải bỏ ra, trả thêm cho nhà đầu tư trong 10 năm khi nhà máy vận hành thương mại là 36,7 nghìn tỷ đồng với giá dầu 50 USD/thùng, lên 47,8 nghìn tỷ đồng nếu giá đầu lên 60 USD/thùng và lên tới 88,1 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu là 100 USD/thùng.
Vị đại biểu Nam Định cho biết, Ủy ban Tài chính - ngân sách đã giám sát chuyên đề này, báo cáo giám sát đã gửi đến Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng.
Ngoài số tiền thiệt hại nêu trên, ông Chiểu cho biết, qua nghiên cứu kỹ thì còn ba nội dung ưu đãi trái quy định của pháp luật. Bao gồm áp dụng thuế suất 10% thuế thu nhập doanh nghiệp toàn bộ đời dự án, giảm 50% với thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ làm việc tại dự án, và trong bất cứ điều kiện nào của thị trường Việt Nam vẫn phải tiêu thụ 100% xăng dầu sản xuất ra.
"Với ba cam kết trên, đến nay chưa có cơ quan nào tính toán số tiền thiệt hại thêm cho ngân sách quốc gia là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không phải là nhỏ, lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí là hàng chục nghìn tỷ đồng, cộng thêm số tiền phải thực hiện ưu đãi cam kết thuế thì thiệt hại cho ngân sách sẽ là rất lớn. Có phải chăng đây là sự việc gây thiệt hại kinh tế cho quốc gia lớn nhất hay không?", ông Chiểu đặt vấn đề.
Đại biểu cũng nhấn mạnh, mặc dù GGU chỉ là thoả thuận với nhà đầu tư chứ không phải với nhà nước, nhưng hiện Chính phủ, Thủ tướng đã tích cực có nhiều biện pháp, giao cơ quan chức năng nhiều lần thảo luận, đàm phán với nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại ngân sách, tuy nhiên nhà đầu tư không nhượng bộ với lý do các thoả thuận GGU đã được nhà đầu tư tính toán kỹ. Do đó, Chính phủ tích cực họp bàn tìm nguồn để bù đắp vào khoản ưu đãi, nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra phương án tối ưu nhất.
Theo đại biểu thì GGU là thỏa thuận quốc tế nên không thể không thực hiện. Số tiền ưu đãi này trực tiếp cấp từ ngân sách nhà nước hay qua chủ đầu tư tham gia góp vốn dự án là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thì đều là gánh nặng ngân sách quốc gia, tức là thuế của 100 triệu người dân hôm nay và cả thế hệ mai sau.
"Thưa Quốc hội, số tiền rất lớn gây thiệt hại cho quốc gia, chắc chắn không phải riêng tôi băn khoăn, nhưng tại sao các cá nhân và tập thể sai phạm đến nay chưa được xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Cần sớm có câu trả lời công khai trước các cơ quan chức năng", ông Chiểu phát biểu.

-
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà” -
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước -
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương -
Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk làm tổ trưởng tổ phối hợp liên tỉnh về sáp nhập Đắk Lắk - Phú Yên
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép