
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
“Vì vấn đề này tôi đã nhiều lần chất vấn, nhưng chưa thấy thỏa đáng. Đặc biệt là Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã nổi lên nhiều hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tế, Bộ Công thương và Tài chính đã bắt tay vào xây dựng nghị định thay thế mấy năm rồi mà vẫn chưa xong”, bà Nga giải thích.
![]() | ||
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên chất vấn chiều ngày 10/6/2014 |
Cũng như mấy lần đăng đàn chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội trước đây, bà Lê Thị Nga tiếp tục lên tiếng về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa cả phần chi phí xây dựng và vận hành bể bơi, sân tennis, biệt thự, nhà ở phục vụ cho người lao động vào giá điện và giá xăng dầu không minh bạch, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế.
Lần chất vấn này, bà Nga xem ra có vẻ còn bức xúc hơn trước thực trạng quản lý xăng dầu lỏng lẻo khiến 2 triệu tấn xăng dầu nhập về theo hình thức tạm nhập, tái xuất nhưng lại... để tiêu thụ trong thị trường nội địa và Dự thảo thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP “cứ mấy tháng các bộ ngành đem ra bàn một lần... rồi để đấy”.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Lê Thị Nga, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã tiến hành rà soát các chi phí tính vào giá thành điện.
“Hiện tại chỉ có chi phí xây nhà ở (dạng biệt thự) cho chuyên gia nước ngoài tham gia xây dựng dự án điện mới tính vào giá thành điện, còn tất cả các công trình nhà ở dành cho công nhân xây dựng dự án điện, vận hành nhà máy điện không tính vào chi phí đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện vì bản thân người lao động phải bỏ tiền ra thuê nhà để ở. Toàn bộ phần thu, chi này đều được hạch toán riêng. Chi phí đầu tư xây dựng sân tennis, bể bơi, nhà trẻ... được xử lý bằng quỹ phúc lợi của doanh nghiệp nên cũng không tính vào khấu hao của ngành điện, không tính vào giá thành điện”, ông Dũng giải thích.
Ông Dũng khẳng định, Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu về cơ bản đáp ứng được yêu cầu là xăng dầu phải theo giá thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước.
Cái được lớn nhất của Nghị định này là người tiêu dùng đã quen với giá xăng dầu lên xuống thường xuyên theo sự biến động của thị trường thế giới. Chấm dứt được tình trạng điều hành giá xăng dầu giật cục do giá khi giá xăng dầu thế giới tăng liên tục, nhưng vì sợ lạm phát, sợ ảnh hưởng đến đầu vào của nền kinh tế nên không điều chỉnh kịp thời, và khi không thể “hãm” được nữa thì điều chỉnh với biên độ lớn đã ảnh hưởng tới lạm phát.
Xăng dầu là đầu vào của nền kinh tế, tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là lý do được ông Dũng đưa ra lý giải cho việc mấy năm rồi mà Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 84/2009 “hết nâng lên lại đặt xuống”.
“Gần đây nhất, ngày 3/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp nghe chúng tôi và Bộ Công thương báo cáo về Dự thảo này. Quan trọng nhất trong điều hành giá xăng dầu theo Nghị định mới là phải rút ngắn được thời gian tính giá cơ sở từ 30 ngày xuống còn 15 ngày và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu tối đa từ 20 ngày xuống còn 10 ngày. Và tiến tới trả lại quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra về giá và hoạt động kinh doanh xăng dầu mà thôi. Còn hiện tại, mỗi khi quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, cả Bộ Công thương lẫn Tài chính đều hết sức dè dặt”, ông Dũng trần tình.
![]() | ||
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng |
Chia sẻ với người đồng cấp, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã đạt được tiến bộ rõ rệt trong quản lý giá đối với mặt hàng xăng dầu và mang lại hiệu quả thiết thực cho người tiêu dùng đó là việc người tiêu dùng được mua giá xăng dầu theo sát diễn biến giá của thị trường thế giới.
“Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã dần trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu quản lý mặt hàng chiến lược này trong tình hình mới là cần phải rút ngắn thời gian tính giá cơ sở và thời gian tối đa giữa 2 lần điều chỉnh giá; tránh được độc quyền. Và có vấn đề mới phát sinh là việc khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học”, ông Hoàng giải thích về việc chưa thể ban hành ngay Nghị định thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Mặc dù vậy, với tư cách là người đứng đầu ngành công thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn “xin nhận trách nhiệm về việc chậm ban hành Nghị định thay thế nghị định 84/2009”.
Mặc dù chưa thể sửa ngay Nghị định thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP, song Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định, liên Bộ Tài chính - Công thương liên tục yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải minh bạch tài chính, đầu tư, công nợ; minh bạch trong hoạt động kinh doanh và minh bạch cả quỹ tiền lương, mức lương trả cho lãnh đạo cũng như người lao động của ngành xăng dầu lẫn ngành điện.
Liên quan đến câu hỏi chi phí của ngành điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng một lần nữa khẳng định, hiện chỉ có duy nhất Dự án Nhà máy điện Ô Môn 1 là có xây dựng bể bởi và biệt thự phục vụ cho kỹ sư nước ngoài tham gia xây dựng dự án.
“Đây là dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và có sự tham gia của chuyên gia Nhật Bản. Dự án ở cách khá xa khu dân cư nên cần phải đầu tư nhà cũng như công trình phục vụ thể thao, giải trí cho chuyên gia nước ngoài và khi dự án hoàn thành thì để người lao động vận hành nhà máy sử dụng”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải thích và cho biết chi phí xây dựng biệt thự cũng như bể bơi không tính vào giá thành điện.
Vẫn theo ông Vũ Huy Hoàng, ngoại trừ Dự án điện Phú Mỹ 1 tính vào giá thành điện 1-3 tỷ đồng/năm (trong khi dự án có tổng mức đầu tư hàng ngản tỷ đồng) đối với chi phí và khấu hao công trình phúc lợi (sân tennis, bể bơi, nhà ở cho người lao động...) còn 5 dự án khác mà Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra đều không tính các chi phí này vào giá thành sản xuất điện.
Mạnh Bôn
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower