Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Đại biểu Triệu Thanh Dung: Cần quy định chế độ, chính sách để giáo viên sống tốt bằng lương
Thế Hải - 21/05/2019 15:27
 
Đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng), cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần quy định chế độ, chính sách đặc thù cho những người theo học và giảng dạy trong ngành sư phạm giống như ngành công an, bộ đội, điều chỉnh mức lương phù hợp để giáo viên có thể sống tốt bằng đồng lương của mình và yên tâm cống hiến, công tác.
Đb Triệu Thanh Dung cho rằng, cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần quy định chế độ, chính sách đặc thù cho những người theo học và giảng dạy trong ngành sư phạm giống như ngành công an, bộ đội...
Đại biểu Triệu Thanh Dung cho rằng, cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần quy định chế độ, chính sách đặc thù cho những người theo học và giảng dạy trong ngành sư phạm giống như ngành công an, bộ đội...

Ngày 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã chỉnh lý có bố cục gồm 10 Chương, 119 Điều quy định về về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhà giáo, người học; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Đây là dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến lần thứ hai về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Tại các phiên họp lần thứ 31 và 32, UBTVQH đã cho ý kiến Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật của Chính phủ; xem xét, thảo luận về Dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu và dự thảo Luật đã được chỉnh lý. Tổ chức lấy ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; gửi, tiếp thu ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án Luật.

Tham khảo Luật Giáo dục một số nước trên thế giới cho thấy hầu hết không quy định riêng về triết lý giáo dục mà chỉ thông qua những quy định về mục đích, sứ mệnh, mục tiêu và nguyên lý giáo dục. 

Vì vậy, UBTVQH đề nghị giữ như dự thảo Luật, theo đó triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện qua các quy định về mục tiêu, tính chất, nguyên lý, quan điểm phát triển giáo dục (các điều 2,3,4); đồng thời tinh thần triết lý giáo dục cũng xuyên suốt trong các quy định của Luật này.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã có những chỉnh sửa về nội dung và bố cục hợp lý hơn; các nội dung trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đã được giải trình một cách rõ ràng, có căn cứ và thuyết phục.

Đối với nội dung về triết lý giáo dục, một số ý kiến đại biểu bày tỏ đồng tình với quan điểm, triết lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.

Cho rằng chưa cần thiết phải quy định rõ triết lý giáo dục trong dự thảo Luật lần này song đại biểu Quốc hội Dương Minh Tuấn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, đề nghị cần định hình rõ triết lý giáo dục để từ đó đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục sẽ có hướng đi cụ thể.

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (Gia Lai) lại khẳng định triết lý giáo dục đã rõ cả về lý luận và thực tiễn, hiệu quả.

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, thực tế lịch sử đã chứng minh, giáo dục nước nhà đã sinh ra các nhà chính trị, nhà quân sự, nhà quản lý, nhà khoa học và các doanh nhân...được thế giới kính trọng, có tên tuổi, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Do đó, từng giai đoạn cần chắt lọc tinh hoa, bổ sung phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, không nên đề ra triết lý giáo dục, tránh gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân.

Cho rằng chất lượng của sinh viên sư phạm và giáo viên sẽ quyết định chất lượng giáo dục, đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) nêu quan điểm: "Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần quy định chế độ, chính sách đặc thù cho những người theo học và giảng dạy trong ngành sư phạm giống như ngành công an, bộ đội: coi trọng hạnh kiểm, đạo đức; được bố trí công tác sau khi ra trường; điều chỉnh mức lương phù hợp để giáo viên công tác trong ngành giáo dục có thể sống tốt bằng đồng lương của mình và yên tâm cống hiến, công tác".

Liên quan đến chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) và thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), UBTVQH cho rằng, hiện nay quy định về chương trình, sách giáo khoa GDPT trong dự thảo Luật đã cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết của Đảng và Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

Theo đó, việc giảng dạy và học tập phổ thông chuyển từ giáo dục thiên về truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Với quan điểm này, trên nền tảng một chương trình GDPT thống nhất dùng chung trong cả nước do Bộ Giáp dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) ban hành; sách giáo khoa là tài liệu học tập, cụ thể hóa chương trình, giúp giáo viên và học sinh sáng tạo trong phương pháp dạy và học, nhằm tiếp thu tốt nhất kiến thức của chương trình GDPT.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, hiện nay Bộ GDĐT đã công bố chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và đang soạn thảo ban hành bộ sách giáo khoa theo chương trình này, sẽ hoàn thành sau năm 2022.

Vì vậy, UBTVQH đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa như trong dự thảo Luật. Để rõ ràng, mạch lạc hơn về vai trò của chương trình GDPT và sách giáo khoa, nội dung này đã được quy định thành hai điều riêng biệt: Điều 31 quy định về chương trình GDPT, Điều 32 quy định về sách giáo khoa.

Theo các quy định này, chương trình là pháp lệnh, thống nhất trong toàn quốc; sách giáo khoa là công cụ giảng dạy, triển khai chương trình GDPT. Để bảo đảm chất lượng của chương trình và sách giáo khoa GDPT, dự thảo Luật quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Ủy ban Nhân dân các địa phương, Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, sách giáo khoa và Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp tỉnh. Đồng thời Luật cũng quy định quy trình chọn sách giáo khoa tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

[Infographic] Những nội dung chính của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 14/6/2019. Tại kỳ họp này, ngoài thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, Quốc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư