-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Cửa hàng Victoria’s Secret tại Lotte Mall Tây Hồ (Hà Nội) |
Đưa Victoria’s Secret “chào sân”
Các tín đồ mua sắm hàng hiệu ở Hà Nội vừa chứng kiến màn “chào sân” chính thức của hãng thời trang Mỹ - Victoria’s Secret. Cửa hàng đầu tiên của Victoria’s Secret ở Việt Nam được đặt tại trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ (Hà Nội). Đây là một bước tiến trong việc chuyển trọng tâm sang châu Á của hãng này. Hiện Victoria’s Secret đang có 1.350 cửa hàng ở khoảng 70 quốc gia trên thế giới.
Việc đưa Việt Nam vào mục tiêu chiến lược mở rộng địa bàn và tăng thêm doanh số được tiến hành trong bối cảnh Victoria’s Secret gặp nhiều thách thức trong kinh doanh. Quý đầu tiên của năm 2024, họ thua lỗ tới 2,5 triệu USD.
Theo kế hoạch, dự kiến doanh thu ròng năm 2024 của sẽ Victoria’s Secret đạt khoảng 6 tỷ USD, thấp hơn một chút so với năm 2023. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Công ty vẫn chưa cho thấy một bước ngoặt nào để cải thiện tình trạng kinh doanh ảm đạm.
Từng là thương hiệu hàng đầu trong thị trường đồ lót của thế giới, song giờ đây, Victoria’s Secret đang phải đối mặt với áp lực tiếp tục đóng cửa các cửa hàng tại thị trường phương Tây và “đặt cược” vào thị trường châu Á.
Cụ thể, Victoria’s Secret có kế hoạch đóng cửa 38 - 42 cửa hàng ở Mỹ - thị trường lớn nhất của Công ty; thay vào đó, sẽ mở các cửa hàng mới tại những thị trường tiềm năng như Việt Nam, hay cửa hàng flagship ở Singapore.
Với số lượng người siêu giàu và trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy hứa hẹn cho ngành hàng xa xỉ. Theo ước tính của World Data Lab, trong số 9 quốc gia châu Á dự kiến có số lượng người mới gia nhập tầng lớp trung lưu lớn nhất vào năm 2024, Việt Nam đứng thứ 5, với 4 triệu người. Ấn Độ đứng đầu danh sách (33 triệu người), tiếp theo là Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh.
Thống kê của World Data Lab cho thấy, những cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu chi tiêu ít nhất 12 USD/ngày theo sức mua tương đương năm 2017. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam chiếm khoảng 17% dân số và dự kiến tăng lên 26% vào năm 2026.
Những con số này lý giải cho “làn sóng” các thương hiệu bán lẻ hạng sang nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, trong đó có Victoria’s Secret.
Dù tên tuổi đưa Victoria’s Secret vào Việt Nam không lộ diện, nhưng giới đầu tư khẳng định, đây là một cú “nhấn ga” của PT Mitra Adiperkasa TBK (MAP) - nhà bán lẻ đa thương hiệu lớn nhất Indonesia.
Thông qua việc sở hữu danh mục hơn 150 thương hiệu thuộc các lĩnh vực thể thao, thời trang, thực phẩm và đồ uống (F&B)..., MAP đã nhanh chóng thâm nhập toàn bộ thị trường ở châu Á và đang gây tiếng vang lớn.
MAP được biết đến như một nhà bán lẻ trong lĩnh vực thời trang và phong cách sống hàng đầu khu vực với hơn 2.400 cửa hàng bán lẻ cùng danh mục đầu tư đa dạng. Một số thương hiệu mang tính biểu tượng của MAP gồm PullandBear, Zara, Apple, Stradivarius, Marks & Spencer, SOGO, Massimo Dutti, Oshkosh B’Gosh...
Tại Việt Nam, MAP đang sở hữu chuỗi 5 cửa hàng bán lẻ tại các trung tâm thương mại như Vincom Đồng Khởi (TP.HCM), Vincom Bà Triệu (Hà Nội)... MAP đã đưa một loạt thương hiệu thời trang, phong cách sống về Việt Nam, được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ yêu thích, như Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear và Stradivarius. Trong đó, Zara là chuỗi cửa hàng đầu tiên mà MAP mở bên ngoài Indonesia.
Tạo cú hích cho tiêu dùng
Không khó để nhận ra động thái thúc đẩy mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam của MAP. Tại Indonesia, hoạt động kinh doanh của MAP bị ảnh hưởng nặng nề do kinh tế tăng trưởng chậm và đồng tiền Rupiah của nước này suy yếu, làm bào mòn lợi nhuận của MAP trong vài năm qua.
Hai năm trước, để nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng trẻ Việt Nam và tăng lực đẩy cho các sản phẩm thời trang thuộc thương hiệu bán lẻ do mình phân phối, MAP đã “bắt tay” Atome - nền tảng thanh toán “mua trước, trả sau” có quy mô toàn châu Á.
Trước khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Atome đã có mặt ở 9 thị trường gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Đại diện MAP tin rằng, việc hợp tác với Atome sẽ thúc đẩy số hóa ngành bán lẻ tại Việt Nam, tăng khả năng tiếp cận và chi trả cho các thương hiệu chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt.
Thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đang rất tiềm năng với các nhà bán lẻ Indonesia. Hầu hết các hãng bán lẻ hiện đại ở Indonesia, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi, đều muốn mở rộng kinh doanh sang Việt Nam. Ngoài MAP, Công ty PT Perintis Plenary Services với các chuỗi cửa hàng dược phẩm Century Health cũng đã đầu tư khá mạnh ở Việt Nam.
Ông Roy Nicholas Mandey, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Indonesia (Aprindo) từng kêu gọi Chính phủ Indonesia ủng hộ nỗ lực của các hãng bán lẻ nước này mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Theo đó, Chính phủ Indonesia cần sửa đổi hoặc nới lỏng các quy định liên quan, cũng như đẩy mạnh đàm phán với chính phủ các nước liên quan để xin cấp phép hoạt động cho các nhà bán lẻ.
Theo ông Roy Nicholas Mandey, nếu không có các nỗ lực đàm phán này, các nhà bán lẻ hiện đại của Indonesia sẽ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi bắt tay mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.
Năm 2022, MAP mở chuỗi phân phối Apple tại Việt Nam và coi đó là “thời điểm vàng”. Khi đó, bà Ratih D Gianda, Phó chủ tịch phụ trách Quan hệ nhà đầu tư, Truyền thông doanh nghiệp và Phát triển bền vững của MAP khẳng định, chiến lược của Tập đoàn là đưa các thương hiệu chủ lực trong danh mục của mình vào Việt Nam.
Dù không tiết lộ cụ thể, nhưng bà Ratih D Gianda chia sẻ, thương hiệu Zara, Stradivarius, Converse đã đạt được những thành công nhất định về độ nhận diện thương hiệu cũng như kỳ vọng doanh thu ở Việt Nam.
Đặc biệt, việc bắt tay hợp tác cùng Apple để phát triển các chuỗi đại lý bán lẻ uỷ quyền Digibox - Apple tại thị trường Việt Nam từ quý IV/2021 có vai trò chiến lược trong lộ trình phát triển của MAP tại Việt Nam.
“Chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ sẽ mang lại trải nghiệm mua sắm khác biệt cho người dùng tại Việt Nam. MAP sẽ tập trung vào điều này để xây dựng nhận diện thương hiệu và đạt được kỳ vọng về doanh thu cho sự hợp tác với Apple”, bà Ratih D Gianda khẳng định.
Theo bà, MAP đặt mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ đa kênh, mang đến cho khách hàng trải nghiệm đẳng cấp khi mua sắm các thương hiệu toàn cầu.
Thị trường Việt Nam rất năng động và mang lại cơ hội cho tất cả các thương hiệu. Khi đẩy mạnh mở rộng các nhãn hiệu phân phối, kinh doanh ở Việt Nam, MAP định vị rất rõ triết lý kinh doanh của mình, đó là nâng cao trải nghiệm khách hàng tại các điểm bán lẻ.
Ở Việt Nam, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ thương hiệu cao cấp, xa xỉ là IPPG. Thông qua 2 công ty thành viên là DAFC và ACFC, IPPG đang chiếm hơn 70% thị trường hàng hiệu quốc tế trong nước.
Tiếp đến, là Công ty cổ phần Quốc tế Tam Sơn (thuộc Tập đoàn Openasia). Tam Sơn cung cấp các sản phẩm cao cấp, từ thời trang (Hermès, Kenzo, Boss…) tới đồng hồ, trang sức (Patek Philippe, Chopard, Vacheron Constantin…) và các sản phẩm phong cách sống (Bang & Olufsen, Lalique, Diptyque).... Tính tới thời điểm này, Tam Sơn đã sở hữu hơn 70 cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và TP.HCM.
Ngoài ra, có thể kể đến Công ty cổ phần Maison - nhà phân phối gần 20 thương hiệu thời trang.
Tuy nhiên, Vietdata - đơn vị chuyên tổng hợp, phân tích dữ liệu kinh tế tại Việt Nam - vừa đưa ra đánh giá xu hướng kinh doanh ảm đạm dựa trên kết quả kinh doanh năm 2023 của các công ty chuyên phân phối hàng hiệu tại Việt Nam.
Theo đó, hầu hết các công ty phân phối hàng xa xỉ tại Việt Nam đều ghi nhận sự giảm sút doanh số đáng kể trong năm 2023 (kể cả các công ty phân phối độc quyền và công ty phân phối đa thương hiệu). Riêng Công ty cổ phần Quốc tế Tam Sơn lại nổi lên là ngôi sao sáng.
Cụ thể, Tam Sơn ghi nhận mức tăng trưởng trong năm 2023, với mức tăng 6,5%, củng cố vị thế “ông vua” của ngành, doanh thu đạt 4.750 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 849 tỷ đồng.
IPPG cũng có mức tăng trưởng cao. Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, báo cáo tài chính năm 2023 của IPPG cho thấy, Công ty đạt mức lãi sau thuế 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022. Đến cuối năm 2023, doanh nghiệp này ghi nhận vốn chủ sở hữu gần 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng sau một năm.
Việc loạt thương hiệu bán lẻ ngoại “đổ bộ” Việt Nam, từ thời trang, trang sức, đồ chơi… đến F&B, mang lại triển vọng tích cực cho các nhà đầu tư. Dự báo đến năm 2030, có 9 trong số 20 thị trường sở hữu quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới sẽ nằm tại châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam. Sự tăng trưởng này thể hiện mức độ ngày càng quan trọng của người tiêu dùng trong việc định hình thị trường bán lẻ toàn cầu, đồng thời cho thấy cơ hội đáng kể đối với các doanh nghiệp có tầm nhìn xa, vượt qua những thách thức thị trường trong ngắn hạn.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up