Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Đại gia Tiền "còi" muốn cùng đối tác Trung Quốc xây sân bay Long Thành theo hình thức PPP
Ngọc Tuyên (VnExpress) - 25/08/2017 15:22
 
Doanh nghiệp vừa kiến nghị Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải về việc cùng đối tác Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành trong 3-5 năm.
Ông Vũ Văn Tiền. Ảnh: Chí Cường
Ông Vũ Văn Tiền. Ảnh: Chí Cường

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) vừa đề xuất với Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư. 

Vị này cho biết, Geleximco có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, như Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam; một số Quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc - công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỷ USD có năng lực và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư, Công ty TNHH CP Đầu tư Dân sinh (Trung Quốc) và Tập đoàn đầu tư lớn tại Hong Kong như IDG…

“Với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh trong điều kiện khó khăn về việc thu xếp vốn trên thị trường tài chính hiện nay của các nhà đầu tư khác, chúng tôi đề xuất với Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư”, ông Vũ Văn Tiền kiến nghị.

Lãnh đạo Geleximco cũng nhấn mạnh, với kinh nghiệm triển khai, xây dựng và quản lý đầu tư các dự án về giao thông và cảng hàng không, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đảm bảo tiến độ với thời gian xây dựng vận hành từ 3 đến 5 năm, giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại.

"Dự án sân bay Long Thành khi bắt đầu có chủ trương sẽ thu hút rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, trong đó có Geleximco", đại diện doanh nghiệp cho hay. 

Geleximco là doanh nghiệp đa ngành với lĩnh vực hoạt động gồm bất động sản, ngân hàng, công nghệ thông tin, thương mại... Trước khi đề xuất tham gia dự án này, công ty cũng liên tục kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép được tham gia đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Bắc - Nam đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh và TP HCM - Khánh Hòa, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, đường sắt cao tốc Bắc - Nam... với ước tính sơ bộ tổng chi phí đầu tư các dự  lên tới gần 50 tỷ USD.

Bất ngờ với phương án "huy động vốn" xây dựng Sân bay Long Thành
Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án Cảng hàng không quốc tế Long...
Bình luận bài viết này
  • Long 17:05 | 25-08-2017
    Dẹp Trung Quốc đi giùm cái. Để Trung Quốc vào xây thì...
  • khoa 13:11 | 26-08-2017
    Nếu muốn sân bay Long Thành có chất lượng tốt, an toàn thì ko nên cho trung quốc đầu tư vào làm, nguy hiểm.
  • Hoang sang 17:51 | 25-08-2017
    Hãy xem xét thận trọng trong việc hợp tác cùng các nhà thầu cũng như các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, tại sao chúng ta không tìm các nhà thầu châu Âu hay Nhật Bản?. Nhật là quốc gia có độ tin cậy cao và cũng la quốc gia hỗ trợ vốn không hoàn lại cho chúng ta rất nhiều. Xa hơn là Úc chẳng hạn. Sân bay Long Thành la công trình lớn của quốc gia, chúng ta không nên ham rẻ giá thành mà đổi lấy chất lượng cũng như sinh mạng của người dân ra đánh cược được.
Xem thêm trên Báo Đầu Tư