
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
Hai ông lớn nhập cuộc
Trong tháng 10 này, hai hãng công nghệ của Trung Quốc là OPPO và Haier bắt đầu tung ra các sản phẩm smartphone tại thị trường Việt Nam. Đối tác phân phối của hai hãng này là Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất khẩu Viettel.
![]() | ||
Hai hãng công nghệ của Trung Quốc là OPPO và Haier bắt đầu tung ra các sản phẩm smartphone tại thị trường Việt Nam |
Cụ thể, trong ngày đầu tiên của tháng 10, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất khẩu Viettel đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH một thành viên Kỹ thuật và Khoa học OPPO Việt Nam.
Theo đó, Viettel trở thành đối tác cung ứng sản phẩm điện thoại di động của OPPO tại thị trường Việt Nam.
Viettel sẽ phân phối 6 dòng sản phẩm smartphone của OPPO, với mức giá từ 3,5 đến 10 triệu đồng/chiếc và nhiều khả năng ngay trong tháng 10 này, siêu phẩm N1 của OPPO cũng sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam.
Trên thực tế, tháng 4/2012, OPPO đã ra mắt thị trường Việt Nam bằng sản phẩm Find 5, với màn hình Full HD và chip 4 nhân, giá 10 triệu đồng/chiếc. Nhưng bằng việc lựa chọn Viettel, OPPO đã muốn tận dụng hệ thống gần 1.000 cửa hàng bán điện thoại của đối tác này để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Cũng giống như OPPO, Hãng Haier chính thức có mặt tại thị trường smarphone Việt Nam vào tháng 10/2013 bằng việc hợp tác với Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất khẩu Viettel. Sản phẩm mà Haier bán tại thị trường Việt Nam là dòng smartphone tầm trung, với giá bán phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Trước đó, giữa năm nay, một hãng công nghệ khác của Trung Quốc là Lenovo, hãng có thị phần smartphone lớn thứ hai tại Trung Quốc (chỉ sau Samsung) đã tung vào Việt Nam 6 loại smartphone mới, gồm Lenovo K900, Lenovo P780, Lenovo S920, Lenovo S820, Lenovo A706 và Lenovo A390. Các sản phẩm tầm trung này của Lenovo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam.
Còn vào tháng 4/2013, Huawei đã tuyên bố tham gia thị trường smarphone Việt Nam và đặt mục tiêu bán 400.000 smartphone ngay trong năm nay. Sản phẩm “át chủ bài” giúp Huawei công phá thị trường là Ascend P6. Ngày 23/7, Huawei đã chính thức ra mắt Ascend P6, smartphone mỏng nhất thế giới 6,18 mm tại Việt Nam qua hệ thống Thế giới di động.
Vì sao chọn thị trường Việt Nam?
Thị trường Việt Nam được đánh giá là mảnh đất khá màu mỡ để các hãng công nghệ Trung Quốc thâm nhập. Ông Đỗ Quang Kha, Giám đốc Kinh doanh của OPPO Việt Nam cho biết, lý do khiến OPPO nhắm vào Việt Nam là do thị trường này đang có tỷ lệ người dùng smartphone chiếm khoảng 30 - 40% trong tổng số người dùng điện thoại di động. Sản phẩm của OPPO nhắm đến khách hàng là giới trẻ yêu thích công nghệ. Mục tiêu của OPPO là, trong vòng 3 - 5 năm tới sẽ nằm trong top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Việt Nam.
Còn ông Thomas Liu, Giám đốc Nhóm kinh doanh Huawei Device khu vực Đông Nam Á của Huawei cho biết, ở thời điểm hiện tại trên thị trường smartphone Việt Nam đã hiện diện tất cả các thương hiệu lớn trên thế giới, ở mọi phân khúc khác nhau và cạnh tranh vô cùng quyết liệt. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Huawei, lượng người dùng smartphone ở Việt Nam còn khá ít và có thể tăng gấp 10 lần trong 3 - 5 năm tới. Đến năm 2015, Huawei ước tính Việt Nam sẽ có khoảng 15 - 20 triệu người dùng smartphone.
Như vậy, lý do khiến các hãng công nghệ Trung Quốc mở rộng thâm nhập thị trường Việt Nam chính là dư địa của việc tiêu thụ smartphone tại Việt Nam. Với thị trường hơn 130 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó khoảng 70 triệu dân chưa sở hữu smartphone ở Việt Nam như hiện nay, thì có lẽ cuộc cạnh tranh trên thị trường smartphone ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu.
Và trong cuộc chiến này, các hãng như Samsung, Apple, Nokia, LG… đang có mặt tại thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ phải dè chừng các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Hữu Tuấn

-
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam