
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
Cùng bước chân vào thanh toán điện tử
Trong một diễn biến mới nhất, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) đã quyết định tham gia góp vốn thành lập công ty con mang tên Công ty cổ phần VINID với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Điều đáng chú ý là, trong 12 ngành nghề đăng ký kinh doanh chính ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho VINID thì ngành nghề chính là dịch vụ trung gian thanh toán. Hoạt động này chỉ được kinh doanh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
![]() |
Viettel ra mắt Trung gian thanh toán ViettelPay. |
VINID là tên Chương trình Chăm sóc khách hàng thân thiết của Vingroup và phát hành thẻ VinID cho khách hàng của Tập đoàn.
Có thể thấy rằng, từ một thẻ tích điểm chăm sóc khách hàng, VINID sẽ thực sự bước chân vào lĩnh vực trung gian thanh toán, mở rộng thị trường khi có giấy phép. Điều này cũng là tất yếu khi Vingroup đang mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh doanh và trung gian thanh toán sẽ là mảnh ghép liên kết, tạo sức mạnh cho hệ sinh thái của Vingroup.
VINID đang tuyển dụng nhiều nhân sự và năm 2017 đã cho ra đời Aps VinID trên Google Play và App Store.
FPT Telecom thành lập Foxpay
Trong tháng 7/2018, bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch FPT Telecom đã ký quyết định thành lập Trung tâm Thanh toán trực tuyến (Foxpay) và bổ nhiệm 2 nhân sự làm Giám đốc và Phó giám đốc Foxpay.
Thời gian gần đây, FPT Telecom đã chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho ngành nghề mới. Tháng 7/2018, FPT Telecom đã phối hợp triển khai QRPay với Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay) - đơn vị chuyên cung cấp giải pháp thanh toán bằng mã QR tại thị trường trong nước. Trước đó, tháng 8/2017, SEA của Singapre đang nắm giữ 45,18% cổ phần của VNPay. Các nền tảng của SEA gồm mảng game của Garena, ví AirPay và mảng thương mại điện tử Shopee đang hoạt động mạnh tại Việt Nam.
Trước đó, giữa năm 2016, Công ty TNHH Ví FPT (thuộc Tập đoàn FPT) đã ra mắt dịch vụ trung gian thanh toán điện tử. Ví FPT được dùng chủ yếu cho Sen Đỏ (Sendo.vn) dưới cái tên là SenPay.vn - dịch vụ thanh toán trực tuyến cho Sen Đỏ, hoạt động theo mô hình vừa là ví điện tử, vừa là cổng thanh toán trung gian.
Vì sao Viettel làm ViettelPay?
Trong khi Vingroup và FPT Telecom sẽ phải chờ cấp phép trung gian thanh toán từ Ngân hàng Nhà nước thì Viettel đã “nhanh chân” hơn. Tháng 6/2018, Viettel đã ra mắt Trung gian thanh toán ViettelPay.
Cách thức Viettel phát triển Trung gian thanh toán ViettelPay cũng khác Vingroup và FPT Telecom. Viettel nhắm đến nhóm khách hàng số đông, khoảng 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tiện lợi cho nhóm khách hàng này.
“Hiện các ví điện tử ở Việt Nam hoạt động khá sôi động, song phần lớn tập trung ở các thành phố, mà bỏ trống khu vực nông thôn rộng lớn. Trong khi đó, Viettel có lợi thế là sở hữu hệ thống phân phối phủ tới mọi xã ở Việt Nam”, ông Phạm Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết.
Chính vì vậy, ngay khi đi vào hoạt động, ViettelPay có hơn 120.000 điểm giao dịch để nạp và rút tiền trên khắp Việt Nam, điều mà không ví điện tử hay ngân hàng số nào khác có được. Lãnh đạo Viettel Telecom cho biết, ViettelPay dùng với điện thoại cơ bản tại nhiều mạng viễn thông (không cần sim Viettel) và không cần Internet. Người dân chưa có smartphone vẫn sử dụng được dịch vụ ngân hàng số.
Với kênh phân phối trải rộng đến từng làng, xã và tính năng chuyển tiền không cần tài khoản ngân hàng, ViettelPay có thể chuyển tiền mặt tận nhà chỉ trong 2 giờ trên toàn quốc.
"Tính năng nay được xem là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi so với các đối thủ trên thị trường", ông Kiên cho biết.
Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển còn khá mới mẻ của thị trường trung gian thanh toán tại Việt Nam và sự xâm nhập mạnh mẽ của các trung gian thanh toán nước ngoài trong năm 2017 như Alibaba, Tencent, Samsung… các doanh nghiệp Việt Nam đã “thức tỉnh”. Họ đã nhận ra một sự thật rằng, ai nắm trong tay “mạch máu” thanh toán, thì người đó sẽ làm chủ thị trường. Chính vì vậy, rất có thể, với sự gia nhập của Viettel, Vingroup, FPT… thị trường thanh toán điện tử Việt Nam sẽ sôi động và phát triển nhanh hơn, cân bằng hơn.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt