-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Giữa tháng 1/2014, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chính thức nhận Giấy phép đầu tư để liên doanh với một doanh nghiệp Campuchia - Công ty Angkor Dairy Products Company Limited - để xây dựng nhà máy chế biến sữa tại quốc gia này.
Vốn đầu tư không quá lớn, khoảng 23 triệu USD, trong đó Vinamilk đóng góp 51%, song đây là bước đi tiếp theo của một trong những tên tuổi lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc “viễn chinh” mở thị trường mới ở nước ngoài.
Vinamilk đã gia nhập danh sách các “đại gia” Việt đang vươn dài cánh tay của mình ra nước ngoài |
Trước đó, tháng 9/2010, Vinamilk đã bỏ vốn đầu tư vào vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand - dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam. Và cuối tháng 12/2013 vừa qua, cũng chính Vinamilk đã nhận Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để tăng vốn đầu tư tại dự án này từ 12,5 triệu NZD lên trên 14,42 triệu NZD (tương đương 19,3% cổ phần) để mở thêm một dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT.
Với mong muốn mở rộng thị trường nước ngoài, đầu tháng 12/2013, Vinamilk cũng đã chi 7 triệu USD để mua 70% cổ phần tại một công ty sữa của Mỹ - Driftwood Dairy. Như vậy, từng bước, Vinamilk đã gia nhập danh sách các “đại gia” Việt đang ngày càng vươn dài cánh tay của mình ra thị trường nước ngoài.
Trong danh sách này, không thể không kể đến Viettel, với kế hoạch vừa được công bố ngay trước Tết Nguyên đán. Đó là sẽ đầu tư vào một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới - Cộng hòa Burundi. Nếu kế hoạch này thành công, Viettel sẽ có một thị trường ở nước ngoài khá rộng lớn tại 7 quốc gia, bao gồm Lào, Campuchia, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon và Burundi.
Số liệu từ Viettel cho biết, năm 2013, tổng doanh thu từ các đơn vị đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn này đã cán mức 1 tỷ USD, tăng trưởng hơn 30% so với năm 2012 và đạt lợi nhuận 150 triệu USD.
FPT cũng có những bước đi tương tự ở thị trường nước ngoài. Thông tin từ tập đoàn này cho biết, sau 15 năm “mở cõi”, FPT đã hiện diện tại 17 quốc gia trên toàn cầu. Năm 2013, ước tính, FPT đạt doanh thu 122 triệu USD từ thị trường ngoại, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 22%/năm trong 3 năm qua.
“Chúng tôi sẽ thực hiện chiến lược toàn cầu hóa theo hai hướng chính. Một là cung cấp dịch vụ công nghệ cho các thị trường phát triển như Singapore, Malaysia, Nhật, Mỹ, châu Âu… Hai là tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và những sản phẩm dịch vụ đang phát triển mạnh tại thị trường trong nước để mở rộng hoạt động kinh doanh tại các thị trường có trình độ phát triển tương đương Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar...”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn.
Nhưng Vinamilk, FPT, hay Viettel chỉ là 3 trong số rất nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang đầu tư ra nước ngoài và có những thành công bước đầu. Ngoài những tên tuổi “nhà nước” như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, còn có Hoàng Anh Gia Lai, CT Group, Gemadept... Mới đây, Tập đoàn Xuân Thành cũng đã chia sẻ kế hoạch đầu tư rất lớn tại Cameroon.
Danh sách càng dài, vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam càng lớn. “Đây thực sự là những con số rất có ý nghĩa”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu nói và cho rằng, việc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đã góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong khi đó, theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, thì điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã trở nên “mạnh hơn”. Từ một quốc gia chỉ biết nhận đầu tư, thậm chí là nhận đầu tư bằng mọi giá, doanh nghiệp Việt Nam đã vươn ra thị trường quốc tế. Và đây rõ ràng là một động thái đáng mừng.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, dù đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu thu trái ngọt khi một số doanh nghiệp những năm qua đã chuyển lợi nhuận về nước, song hiệu quả của nhiều dự án còn chưa được khẳng định.
Đầu tư ra nước ngoài là “cuộc chơi” không đơn giản và đó là lý do vì sao, tại Hội nghị Tham tán Thương mại, tổ chức vào cuối năm 2013, ông Hoàng Quốc Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã cho biết, không ít doanh nghiệp tại Bình Định đã trắng tay sau khi cầm cố tài sản vay tiền sang Campuchia trồng cao su.
Quản lý luồng tiền vào - ra thế nào, hiệu quả ra sao, nhất là đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước cũng là điều được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua, khi các đại gia Việt lần lượt lên kế hoạch đầu tư.
Nguyên Đức
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử