
-
VPBank thành lập khối quản trị và phân tích dữ liệu: Khách hàng hưởng lợi
-
Hạn chế hay chấm dứt sở hữu chéo: Vấn đề là chúng ta muốn gì?
-
Chất vấn Phó thủ tướng về rủi ro sở hữu chéo trong hệ thống tài chính, ngân hàng
-
Phát hành trái phiếu 5 tháng giảm 70%, thêm nhiều doanh nghiệp đạt thỏa thuận cơ cấu nợ
-
LPBank triển khai gói 8.000 tỷ cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn lãi suất chỉ từ 7,5%/năm -
Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao
ĐHĐCĐ VIB thông qua phương án tăng vốn, bao gồm tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu 40% và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu, với tỷ lệ 3%.
Vốn điều lệ dự kiến sau các phương án tăng vốn này là khoảng 16.000 tỷ đồng, đảm bảo tối ưu cho sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong năm 2021 và đáp ứng các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh.
![]() |
VIB đặt kế hoạch kinh doanh 2021 tiếp nối đà tăng trưởng bền vững, dựa trên nền tảng quản trị vững mạnh ĐHĐCĐ thống nhất thông qua phương án kinh doanh năm 2021.
Cụ thể, VIB đặt kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản 26%, đưa tài sản của ngân hàng lên trên 300.000 tỷ đồng. Về dư nợ tín dụng, tùy thuộc hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng nhà nước (NHNN) phê duyệt, ngân hàng đặt mục tiêu đưa dư nợ tín dụng lên 225.000 tỷ đồng. tương đương 31% - mức tăng trưởng khả thi trên cơ sở năng lực nội tại.
Huy động vốn đạt 235.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng của tín dụng. Trên cơ sở đa dạng hóa nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ phí dịch vụ, tăng cường hàm lượng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 29%, lên trên 7.500 tỷ đồng.
Với kế hoạch lợi nhuận cao, VIB đặt kế hoạch tăng 29.4%, trong khi tỷ lệ cấp tín dụng NHNN cho phép hơn 8%. Điều này cũng khiến cổ đông VIB không khỏi thắc mắc.
Lý giải về vấn đề trên, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB cho biết, NHNN đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung là 12%, nhưng linh động để thay đổi điều tiết theo diễn biến chung của thị trường.
NHNN luôn thận trọng do đó sẽ giao chỉ tiêu tín dụng khoảng 7-8% lần đầu tiên cho các ngân hàng. Và còn tùy vào tốc độ tăng trưởng thực tế, chỉ tiêu này có thể điều chỉnh.
Cũng theo ông Vỹ, sau khi phát hành riêng lẻ để tăng vốn 3%, hệ số CAR tính đến nay lành mạnh, VIB là ngân hàng đầu tiên áp dụng Basel II, nội bộ áp dụng Basel III.
Hiện hệ số CAR là 10,11%. Do đó, VIB cho rằng từ 9-11% đảm bảo an toàn cho cổ đông. Còn định hướng mảng dịch vụ thu phí vẫn tập trung vào 2 mảng chính Bancassurance và thẻ tín dụng.
Bán lẻ chiếm 84% tổng dư nợ. Trong đó, VIB có thu phí của retail banking chiếm khoảng 20% thu nhập, 51% thu từ Bancassurance và phần còn lại thu từ phí thẻ tín dụng, phí giao dịch tài khoản…
VIB đang dẫn đầu xu thế về số lượng thẻ cũng như phí giao dịch, lượng chi tiêu trên thẻ cũng tăng cao hơn 1,5 - 2 lần so với thị trường.
Do đó, VIB sẽ theo tiến độ tập trung và việc dàn trải sẽ để cho giai đoạn sau, hiện tại tập trung vào MyVIB và credit card, đây cũng là lĩnh vực trọng tâm trong thời gian tới của VIB.
Năm 2020 với kết quả tăng trưởng ấn tượng được duy trì trong nhiều năm liền Báo cáo tại đại hội, năm 2020, tổng tài sản của VIB tăng trưởng 33% so với đầu năm, đạt 245.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 42% so với năm 2019, đạt 5.803 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) đạt 30% đã giúp VIB tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm cao nhất toàn ngành về hiệu quả kinh doanh, trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục giảm xuống dưới 1,5%.
Tỷ trọng tín dụng bán lẻ của ngân hàng đạt 84% tổng dư nợ tín dụng, trong đó trên 95% dư nợ bán lẻ có tài sản đảm bảo. Bên cạnh việc các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cốt lõi và chủ lực của VIB như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, vay kinh doanh, dịch vụ thanh toán, tiền gửi, bảo hiểm …
Trong năm qua, VIB hoàn thành 3 trụ cột của chuẩn mực Basel II, VIB tiếp tục tiên phong trong việc áp dụng thử nghiệm chuẩn mực Basel III trong quản trị rủi ro.
Tất cả các báo cáo và đề xuất của HĐQT và báo cáo của Ban kiểm soát đã được ĐHĐCĐ thường niên VIB năm 2021 phê duyệt.
VIB tin tưởng rằng, 10 năm của hành trình chuyển đổi 2017-2026 sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng bền vững, hướng tới khách hàng của ngân hàng, và khẳng định vị thế dẫn đầu của VIB về chất lượng và quy mô.

-
VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME
-
VPBank thành lập khối quản trị và phân tích dữ liệu: Khách hàng hưởng lợi
-
Hạn chế hay chấm dứt sở hữu chéo: Vấn đề là chúng ta muốn gì?
-
Chất vấn Phó thủ tướng về rủi ro sở hữu chéo trong hệ thống tài chính, ngân hàng
-
Phát hành trái phiếu 5 tháng giảm 70%, thêm nhiều doanh nghiệp đạt thỏa thuận cơ cấu nợ -
LPBank triển khai gói 8.000 tỷ cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn lãi suất chỉ từ 7,5%/năm -
Đang có cách hiểu chưa đúng về cho vay đặc biệt -
Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao -
Vàng lặng sóng, có thể lao dốc nếu tuột ngưỡng 1.950 USD/ounce -
Thêm một ngân hàng thông báo giảm lãi suất đồng loạt cho khách hàng -
Sở hữu chéo tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng: Chấm dứt, chứ không phải hạn chế
-
1 Phát hành trái phiếu 5 tháng giảm 70%, thêm nhiều doanh nghiệp đạt thỏa thuận cơ cấu nợ
-
2 Cải cách giá điện mới mong thu hút được vốn
-
3 Đang có cách hiểu chưa đúng về cho vay đặc biệt
-
4 Duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, vốn 420.000 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/6
-
10.000 quà tặng tiền mặt dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại PVcomBank
-
Kusto Home thắng hàng loạt giải thưởng tại Asia Pacific Propety Awards 2023
-
Đầu tư xây dựng hạ tầng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiềm năng lớn để phát triển kinh tế khu vực
-
Người Việt lạc quan hơn về tài chính, nhưng vẫn lo ngại về sức khỏe
-
Tránh bẫy mạo danh Nha Khoa Kim lừa đảo
-
BCG Gaia nhận tài trợ tín dụng lên đến 1.834 tỷ đồng từ ngân hàng DBS của Singapore