
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
103 năm sau, xế chiều ngày 30/8 năm Quý Tỵ (tức 4/10/2013) nhằm ngày đại an, người anh hùng dân tộc, vị tướng huyền thoại bậc nhất trong mọi thời đại đã về bên kia thế giới người hiền. Cả nước Việt Nam và bạn bè thế giới tiếc thương, vĩnh biệt Người trong thương đau chẳng thể nào nói hết được.
![]() | ||
Những lần trở lại thăm chiến trường xưa, bao giờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng về thăm đồng bào các dân tộc Mường Phăng |
Trước khi làm báo chuyên nghiệp, tôi là một người lính, nhưng có may mắn được gặp Võ Đại tướng 3 lần.
Lần đầu vào mùa thu năm 1959, khi tôi từ Điện Biên Phủ về họp thông tín viên xuất sắc của Báo Quân đội Nhân dân tổ chức tại Câu lạc bộ Quân nhân ở phố Hoàng Diệu, Hà Nội (đối diện nhà riêng của Đại tướng). Hôm đó, vị Tổng Tư lệnh đi bộ từ nhà sang và dành cả buổi chiều nói về việc làm báo của các cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Tôi ngồi ở hàng ghế đầu, ngay lối vào cửa chính hội trường nên được Đại tướng bắt tay đầu tiên, trước các đồng đội khác.
Lần thứ hai, khi Đại tướng gần như cùng hành quân với Sư đoàn 316 từ đất chè, rừng cọ Phú Thọ để trở lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ lừng danh.
Lần thứ ba, khi Đại tướng cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lên thăm bộ đội ở ngay đất Mường Thanh.
Thời làm báo, tôi rất nhiều lần được vinh dự gặp Đại tướng, nhưng có mấy lần không thể nào quên. Đó là lần đi cùng đoàn của Hội Nhà báo Việt Nam đến trao tặng Đại tướng Huy chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Đó là hai lần trực tiếp phỏng vấn Đại tướng, là lần đến nhà riêng tặng sách có bài “Con đường Nam tiến” viết về chuyện Đại tướng được Bác Hồ giao nhiệm vụ tổ chức mở đường Nam tiến trong lòng dân ở vùng chiến khu Cao Bắc Lạng.
Những ngày này, hết thảy người Việt Nam và đông đảo bầu bạn thế giới đang vô cùng xúc động, thương tiếc Người, vĩnh biệt một nhân cách uyên bác, một huyền thoại hơn cả ngàn lần cổ tích. Xin phép được viết những dòng này như là nén tâm hương, thành kính đưa tiễn Người vượt qua biển cả về yên nghỉ ngàn đời bên kia đất Vũng Chùa, Đảo Yến, Đảo La…, cửa ngõ thân thương đi về làng An Xá, Lộc Thủy, quê hương của Người.
Nhớ về Điện Biên Phủ lịch sử
Theo con đường 42 từ thị trấn Tuần Giáo vào cách TP. Điện Biên ở trung tâm Mường Thanh hơn 10 km, rẽ trái đi hơn chục km nữa là đến Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Đó là xã Mường Phăng của người Thái đen.
Trên sườn đồi được che khuất bởi nhiều cây rừng khá cổ thụ là những căn hầm khoét sâu vào lòng núi. Hầm chỉ huy của Tư lệnh chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hầm của tướng Hoàng Văn Thái là Tham mưu trưởng chiến dịch. Cạnh đó là những đường hào nối thông với phòng tác chiến, phòng hội họp…, với vô số thiết bị điện tử liên thông với các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn chủ lực trên toàn mặt trận.
Trong chiến tranh, kể cả lán ở, lán làm việc của Bác Hồ thuộc vùng ATK cũng như Sở chỉ huy ở Mường Phăng đều được làm bằng tre nứa và cây vàu, nên không được bền, thường xuyên phải tu sửa lại. Những năm công tác ở Tuyên huấn Sư đoàn 316, tôi thường được cấp trên phân công hướng dẫn khách quốc tế vào tham quan Mường Phăng. Sau này được biết, việc gia cố, sữa chữa cơ sở hạ tầng của sở chỉ huy chiến dịch được chăm sóc, đầu tư kỹ càng, nhưng vẫn phải tuân theo thiết kế ban đầu để đảm bảo tính chất lịch sử của một chiến dịch lịch sử.
Những lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại thăm chiến trường xưa, bao giờ Ông cũng về thăm đồng bào các dân tộc Mường Phăng và thăm lại những lán trại của mấy tháng trời “máu trộn bùn non” để chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vào chiều ngày 7/5/1954. Đại tướng kể rằng, trong những ngày chiến dịch, vào những buổi trưa nắng đẹp, không có sương mù, Ông cùng các tướng lĩnh khác, có khi chỉ đi cùng cảnh vệ leo lên đỉnh núi nằm phía sau sở chỉ huy dùng ống nhòm loại “độc” để quan sát toàn cảnh trận địa.
Năm 1994, đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng lừng lẫy ở Điện Biên Phủ, tôi có dịp đến thăm và làm việc tại Tạp chí Paris Match và gặp mấy bạn Pháp. Khi cầm tờ tạp chí này (số kỷ niệm 40 năm trận Điện Biên Phủ), một số bạn Pháp nói rằng, thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ là đỉnh điểm của quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Biết là cay đắng, nhưng có người không quên khi nói: “Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng ở Điện Biên Phủ, đã làm nên kỳ tích lừng lẫy đó”.
Tôi nhớ một anh bạn trẻ (cũng là người Pháp) lúc đó còn nhắc lại như thể diễu cợt lời của tướng Cogny khi ngồi uống cà phê bên bờ Hồ Tây (Hà Nội) được đăng tải trên báo Pháp đúng ngày 7/5/1954, rằng “Đờ Cát không được kéo cờ trắng. Nhất định không đầu hàng!”. Nhưng tất cả đã quá muộn, bởi cùng phút giây đó, chuông điện thoại reo vang ở Sở chỉ huy Mường Phăng khi tướng Lê Trọng Tấn đích danh gọi điện báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ta đã bắt được Đờ Cát cùng bộ tham mưu của nó” (Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Điểm hẹn lịch sử).
Báo giới Việt Nam tự hào có Đại tướng là nhà báo
Năm 1991, Hội Nhà báo Việt Nam lập Huy chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam để tôn vinh các nhà báo chuyên nghiệp có thâm niên 25 năm trở lên. Hội tổ chức lễ đặc biệt trao Huy chương đối với Tổng Bí thư Nguyên Văn Linh, cố vấn Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lễ trao Huy chương diễn ra tại nhà riêng của Đại tướng, ngay trong phòng khách, nên rất thân tình và ấm cúng. Đại tướng đã chờ sẵn các đồng chí lãnh đạo Hội và khi tấm Huy chương của giới cầm bút được gắn lên ngực, Đại tướng xúc động nói, đây là niềm tự hào của chính mình, bởi Ông tham gia viết báo cho tờ Tiếng Dân của Cụ Huỳnh Thúc Kháng khi còn rất trẻ. Say sưa nghề báo, Võ Nguyên Giáp còn tích cực viết bài cho nhiều tờ báo khác như Lao động (Le Travail), Tiến lên (En Avant)…, với những đề tài được nhiều người lao động quan tâm, bức xúc trong thời kỳ Mặt trận Bình dân Pháp được công bố.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là người đi đầu trong phong trào đòi tự do ngôn luận qua đề xuất lên Xứ ủy Bắc Kỳ để sớm tổ chức Hội nghị Báo chí toàn vùng Bắc Kỳ với sự tham gia của Khuất Duy Tiến, Trần Huy Liệu, Phan Tử Nghĩa… Ngay tại Đại hội đầu tiên của làng báo Bắc Kỳ họp ngày 24/4/1937, Ông được giao trọng trách Chủ tịch Hội, còn Trần Huy Liệu là Phó chủ tịch Ủy ban Báo chí.
Là người sớm giác ngộ chính trị, say sưa làm báo, hướng về người lao động, nên khi nhận tin cuộc bãi công lớn của công nhân vùng Mỏ ở Cẩm Phả (Quảng Ninh), nhà báo họ Võ đã đạp xe vượt hàng trăm km về tận nơi viết bãi ủng hộ giới thợ thuyền.
Mùa Thu năm 1969, Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của non sông, xứ sở con Hồng, cháu Lạc ra đi, để lại tiếc thương vô hạn cho hết thảy người Việt Nam và bầu bạn quốc tế. Mùa Thu này - năm 2013, đồng bào cả nước và nhiều anh em, bè bạn trên thế giới rơi lệ tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự, anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa, nhà sử học, nhà báo uyên bác, tài ba về cõi vĩnh hằng và bất tử.
Tiếc thương Người vô hạn!
Trên cả mọi tầm (Kính dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp) Sống như Ông trên cả mọi tầm Đánh thắng hai đế quốc to vang danh tài VÕ tướng Sống thọ cả trăm năm NGUYÊN vẹn một tình dân Ra đi muốn chỉ về đất mẹ GIÁP với quê hương, nghĩa bạn bè. Vẫn biết quy luật tránh đâu, có ai ngàn tuổi thọ? Nhưng cuộc đời Ông vẫn sáng mãi một vì SAO Chúc ông chín suối hồn thanh thản Dâng nén hương thơm vĩnh biệt NGƯỜI. Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2013 Nguyễn Kiếm Đưa tiễn Kính viếng hương hồn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
|
Nguyễn Xuân Lương
-
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4 -
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 -
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối” -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Từ đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam sẽ lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới -
Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025