
-
Tập đoàn Xuân Thiện: Khát vọng trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu và vươn tầm quốc tế
-
Vietjet hoàn thành công tác chuyển giao khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay lớn nhất Việt Nam
-
Thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Việt Nam trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
TIN LIÊN QUAN | |
Đạm Cà Mau chào bán lần đầu gần 130 triệu cổ phiếu | |
Đạm Cà Mau đạt mốc 2 triệu tấn | |
PVcomBank “tiếp sức” Đạm Cà Mau cổ phần hóa | |
Đạm Cà Mau và động lực tăng trưởng mới |
Nền tảng vững chắc
Theo phương án đã được phê duyệt, sau cổ phần hóa, Đạm Cà Mau có vốn điều lệ 5.294 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược chiếm 24,36% vốn, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 0,22% vốn, còn lại là cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đợt IPO 129 triệu cổ phiếu Đạm Cà Mau sẽ được thực hiện qua HOSE vào ngày 11/12/2014.
![]() | ||
Có công suất 800.000 tấn urea/năm, Nhà máy Đạm Cà Mau được đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á |
Giới đầu tư đánh giá, Đạm Cà Mau có lợi thế ở chỗ, nhà máy là dự án trọng điểm quốc gia, tâm huyết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Nguyên liệu đầu vào chính cho nhà máy là khí được lấy nguồn khí PM3 và điện ổn định từ Nhà máy Điện Cà Mau.
Có quy mô công suất 800.000 tấn urea/năm, Nhà máy Đạm Cà Mau được đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là nhà máy đạm đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam sản xuất được urea hạt đục chất lượng cao.
Loại đạm này có đặc tính chậm phân giải, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, làm cho cây xanh bền và tiết kiệm phân bón, dễ rải và dễ phối trộn…
Ngoài những lợi thế sẵn có, bộ máy PVCFC được đánh giá khá năng động. Trong hơn 2 năm, kể từ khi đưa Nhà máy Đạm Cà Mau đi vào vận hành thương mại, PVCFC đều vượt các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Công ty đã hoàn toàn làm chủ công nghệ trong vận hành sản xuất, luôn duy trì vận hành ổn định và an toàn ở mức trên 98 đến 100% công suất thiết kế.
Hiện sản phẩm Đạm Cà Mau của PVCFC đã trở thành dòng sản phẩm ưu thế và phủ kín thị trường Đồng bằng sông Cửu Long. 9 tháng đầu năm 2014, PVCFC đã đưa ra thị trường 575.000 tấn đạm, doanh thu đạt 4.334 tỷ đồng. Không chỉ tập trung cho thị trường truyền thống, PVCFC còn mở rộng, phát triển các thị trường khác ở trong nước như miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xuất khẩu ra nhiều thị trường quốc tế như Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Hàn Quốc, Philippines...
Năm 2014, PVCFC dự kiến xuất khẩu 100.000 tấn đạm, chiếm 13% tỷ trọng tiêu thụ cả năm.
Do xác định sản xuất là gốc, nhưng nếu không chủ động được khâu phân phối, doanh nghiệp khó tăng trưởng bền vững, nên ngay từ đầu, Nhà máy Đạm Cà Mau đã tập trung xây dựng hệ thống phân phối gồm các đại lý có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều uy tín, kinh nghiệm trong ngành kinh doanh phân bón với mạng lưới rộng khắp các thị trường khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc…
Cách thức đưa sản phẩm ra thị trường của Đạm Cà Mau cũng khá đặc biệt. PVCFC trực tiếp tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức sử dụng phân bón khoa học, hiệu quả cho nông dân. Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Đạm Cà Mau cùng ra đồng, lăn lộn cùng bà con nông dân giúp họ nắm vững cách thức sử dụng sản phẩm hiệu quả, đồng thời cũng từ đó ghi nhận được thực tế để hỗ trợ cho công tác sản xuất tại nhà máy.
Chọn cách bám thị trường, đồng đất này, tuy vất vả, nhưng bù lại, nhiều bà con nông dân trở thành khách hàng ruột, gắn bó lâu dài với Công ty, tăng trưởng sẽ bền vững.
Năm 2014, PVCFC dự kiến vượt kế hoạch doanh thu 5.870 tỷ đồng và lợi nhuận 655 tỷ đồng. Đây là mức khả quan với một nhà máy mới đi vào hoạt động, phải chịu khấu hao và trong lĩnh vực hiện có sự cạnh tranh gay gắt.
Tiềm năng tăng trưởng cao
Thách thức lớn nhất với Đạm Cà Mau là ngành sản xuất - kinh doanh phân đạm đang thừa cung. Theo tính toán, kể từ năm 2015 trở đi, lượng urea dư thừa trong nước trên 500.000 tấn/năm. Do đó, xuất khẩu là bài toán mà các doanh nghiệp buộc phải tính đến. Với đặc tính sản xuất được phân đạm hạt đục, vốn đang được ưa chuộng ở các thị trường nước ngoài, Đạm Cà Mau có lợi thế để xuất khẩu. Đây là hướng đi PVCFC sẽ tập trung trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, PVCFC đang tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất là phân đạm. Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cho biết, ngoài phân đạm, PVCFC định hướng tiếp tục phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhà máy Đạm Cà Mau. Cụ thể, việc sử dụng Đạm Cà Mau làm nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm mới có giá trị gia tăng, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng như: urea + TE, phân NPK đặc chủng, phân bón hữu cơ, vi sinh… Theo định hướng đó, PVCFC dự kiến đầu tư dây chuyền sản xuất phân viên nén phức hợp (công suất 60.000 tấn/năm); Dự án Nhà máy Sản xuất phân NPK từ urea nóng chảy (công suất 300.000 tấn/năm); Dự án Nhà máy Sản xuất phân hỗn hợp hữu cơ, vi sinh (công suất từ 100.000 đến 300.000 tấn/năm)… nhằm đa dạng hóa nguồn thu.
Theo kế hoạch do PVCFC xây dựng, trong giai đoạn 2014-2018, mỗi năm Công ty sẽ đạt doanh thu từ 5.600 - 8.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế từ 650 đến 700 tỷ đồng. Ban lãnh đạo Công ty chia sẻ, đây là kế hoạch có cơ sở dựa trên phương án giá khí dành cho PVCFC đã được Chính phủ phê duyệt. Với năng lực và sự linh hoạt của bộ máy PVCFC, không ít nhà đầu tư kỳ vọng, Công ty sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn.
Theo định hướng của Chính phủ, nông nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể có những thuận lợi nhất định về mặt chính sách. Ngoài ra, trên con đường phát triển, mô hình công ty đại chúng cho phép PVCFC tìm kiếm, huy động thêm các nguồn vốn rẻ, mở rộng cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước... Có thêm các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với nguồn nhân lực trẻ, có trình độ và được đào tạo bài bản, sau bước ngoặt cổ phần hóa, PVCFC được giới phân tích nhìn nhận có nhiều tiềm năng để vươn xa.
Nguyễn Thuỷ
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025 -
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ -
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric -
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy -
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025