Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Đàm phán TTP: Tăng tốc bất thành
Uyên Linh - 15/07/2014 09:41
 
Vòng đàm phán lần thứ 20 Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước tham gia đã kết thúc sau 10 ngày diễn ra tại Ottawa, Canada mà chưa đạt được đột phá đáng kể.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đàm phán TPP đang tiến đến giai đoạn then chốt
Đàm phán TPP: Nỗ lực nhưng chưa nhìn thấy đích
Mỹ và Nhật chưa đồng thuận trong đàm phán TPP
Chứng khoán có thể thêm “sóng” nhờ TPP
  Đàm phán TTP: Tăng tốc bất thành  
  Ngành dệt may VN đang có doanh số hơn 17 tỷ USD và có thể tăng lên 30 tỷ USD vào năm 2025 khi Việt trong khuôn khổ TPP  

Tính đến nay TPP đã thực hiện được 20 phiên đàm phán chính thức cùng nhiều phiên đàm phán nhóm, đàm phán song phương khác nhau. Tuy vậy, các nước tham gia đàm phán TPP đều có chung quan điểm không hoán đổi chất lượng của Hiệp định để đổi lấy thời hạn kết thúc đàm phán dù mục tiêu đặt ra ban đầu là kết thúc vào cuối năm 2013.

Vòng đàm phán vừa qua tại Ottawa, Canada đã tập trung thảo luận các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, cải cách các công ty quốc doanh hay các vấn đề liên quan đến môi trường... Tuy nhiên, bất đồng giữa các nước tham gia đàm phán khiến mong muốn tăng tốc đàm phán đưa ra trước đó thất bại hoàn toàn dù trước đó, 12 quốc gia đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về một số lĩnh vực mang tính kỹ thuật và không quá nhạy cảm như hợp tác và xây dựng năng lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách cạnh tranh thuần túy…

Trước khi vòng đàm phán này diễn ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết rằng ông mong sẽ có một bản dự thảo TPP được đưa ra vào tháng 11 tới, thời điểm mà ông Obama thực hiện chuyến công du châu Á.

Hiện thời gian tổ chức vòng đàm phán tiếp theo hiện vẫn chưa được ấn định.

12 nước tham gia đàm phán TPP hiện nay gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Khi được ký kết, dự báo TTP sẽ thiết lập một khu vực thương mại tự do với quy mô 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% GDP toàn thế giới.

Với Việt Nam, việc tham gia vào TTP sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xuất khẩu, tăng cường thu hút dòng vốn FDI.

Đàm phán TPP chú trọng vào chất Đàm phán TPP chú trọng vào chất

() Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến đến giai đoạn đàm phán then chốt với gần 20 lĩnh vực xếp vào loại phức tạp về mặt kỹ thuật và nhạy cảm trong việc mở cửa thị trường.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư