-
46 nước tham dự Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh -
Việt Nam - Bulgaria chính thức ký thoả thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028 -
Hà Nội công bố 150 sản phẩm, dịch vụ được "Người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024
- Ba năm sau khi đăng quang, chị xuất hiện đều đặn trong các sự kiện nhưng chưa có những bước phát triển mới trong công việc, cuộc sống. Vì sao vậy?
- Tôi ít khi chia sẻ về bản thân vì không muốn nói quá nhiều mà không làm được bao nhiêu. Những ấp ủ của tôi chỉ mới là quá trình chuẩn bị, chưa có thành quả thật sự nên tôi nghĩ chưa phù hợp để chia sẻ với khán giả. Hiện tại, tôi có một vài kế hoạch kinh doanh khá thú vị, nhưng phải đợi đến ra trường mới có thời gian theo đuổi trọn vẹn. Ngoài ra, tôi và một người bạn đang xin thành lập một quỹ từ thiện hoạt động chuyên nghiệp, được nhà nước công nhận.
- Làm từ thiện là một trong những nghĩa vụ trong nhiệm kỳ Hoa hậu. Điều gì khiến chị tâm huyết với công việc này đến giờ?
- Tôi cũng từng nghĩ làm từ thiện là nghĩa vụ. Nhưng càng tiếp xúc với cảnh đời bất hạnh, tôi càng thấy mình quá may mắn. Ngày đó, gia đình tôi làm ăn thất bát nên nợ nần nhiều, tôi xin bố mẹ lên Cần Thơ học và hứa tự kiếm tiền trang trải chi phí. Bước khỏi vòng tay của bố mẹ, tôi bắt đầu đi làm chạy bàn và học pha chế nước... Thời gian sau tôi được chọn làm trưởng nhóm bartender của quán cà phê, công việc nhiều hơn. Tôi làm đến nỗi các đầu ngón tay bị nước ăn nhăn nhúm, gặp khó khăn khi lật từng trang vở. Mỗi tháng, tôi chi tiêu dè xẻn trong một triệu đồng, còn dư tiền gửi về cho mẹ.
Uớc mơ của tôi là trước năm 30 tuổi sẽ trả hết nợ nần, xây nhà cho bố mẹ và nuôi em mình ăn học. Bây giờ, tôi mới 24 nhưng đã hoàn thành hết những điều đó. Lo cho gia đình xong, tôi muốn giúp những người xung quanh, đặc biệt là học sinh nghèo. Vì mỗi khi nhìn các em, tôi thấy hình ảnh của mình cách đây mới bốn năm.
Hoa hậu Thu Thảo. |
- Từng vướng "lùm xùm" chuyện học trung cấp lúc mới đăng quang, đến nay, việc học của chị thế nào?
- Sau khi liên thông lên hệ cao đẳng của trường và đăng quang, tôi vẫn tiếp tục học và tốt nghiệp cao đẳng. Năm cuối, tôi lên đến bậc đại học và hiện sắp ra trường. Nhiều người vẫn gièm pha chuyện tôi học trung cấp, tôi cũng không ngại. Học hết lớp 12, mẹ khuyên tôi ở nhà phụ mẹ vì sợ không kham nổi học phí của con gái. Lúc đó, tôi chỉ có suy nghĩ là muốn thoát khỏi cảnh nghèo thì phải học tiếp. Đại học, cao đẳng hay trung cấp, bằng mọi giá tôi phải đi học. Tôi không dám nhận mình học giỏi hay thông minh, điều tôi cảm thấy tự hào là đã cố gắng hoàn thiện những gì còn yếu kém. Với những mục tiêu tôi đề ra, dù không hoàn thành sớm, tôi vẫn kiên nhẫn theo đến cùng.
Ai đó hỏi tôi trở thành Hoa hậu rồi, kiếm được nhiều tiền thế mà vẫn đi học hoài vậy. Tôi trả lời, ngày xưa khó khăn vậy mà mình vẫn học được, bây giờ có điều kiện hơn thì sao lại phải bỏ dở.
- Chị nghĩ sao trước nhiều lời khen về nhan sắc dành cho mình, chẳng hạn "hoa hậu của các hoa hậu"?
- Tôi nghĩ mình vô cùng may mắn khi luôn nhận được sự yêu thương và ưu ái của mọi người. Nhưng nói thật là tôi rất ngại khi được gọi bằng cái tên đó. Bởi tôi nể trọng các chị hoa hậu trước và vẫn phải học hỏi ở họ nhiều điều. Chắc nhiều người nghĩ tôi đang làm "hoa hậu thân thiện" khi nói vậy, nhưng tôi nghĩ việc so sánh tôi với đàn chị hay đàn em mình đều đáng ngại. So sánh ai xinh hơn ai, ai mặc đẹp hơn ai... để làm gì, khi những thứ đó cũng chỉ là hình thức bên ngoài, rất vô chừng và cũng dễ thay đổi? Mà lại, những câu chữ ấy có thể làm ai đó buồn lòng.
Khi đăng quang Hoa khôi Đồng bằng, tôi đã khóc òa vì quá bất ngờ. Người quản lý của tôi lúc bấy giờ thuyết phục tôi thi Hoa hậu Việt Nam. Tôi từ chối liền vì nghĩ đó là chiếc áo quá rộng với mình. Ai nói gì tôi cũng không chịu đến khi tôi được gặp cô Trang - một trong những chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm có tiếng ở Sài Gòn. Nói thật là ngay cả trong lúc đăng quang, tôi vẫn đôi chút xấu hổ vì nghĩ mình chưa hội đủ yếu tố để đại diện cho nhan sắc Việt. Từ đó, tôi tự nhủ mình phải cố gắng thật nhiều và tốt nhất để vừa vặn chiếc vương miện này, dù còn hay đã hết nhiệm kỳ. Với tôi, chỉ cần khán giả công nhận mình xứng đáng là đã đủ lắm rồi.
Người đẹp thích tham gia những chương trình từ thiện, đặc biệt là chương trình mang tính giáo dục. |
- Chị đã đánh đổi điều gì suốt ba năm qua để được khán giả công nhận?
- Có lẽ đó là sự tự do thể hiện cá tính. Trở thành hoa hậu cũng chính là trở thành đại diện của quốc gia, là tấm gương của giới trẻ.... Vì vậy, tôi không thể buông thả, sống vì ý thích nhất thời. Tôi làm gì cũng đặt trách nhiệm và nghĩ xa.
Khi ở nhà, ở bên người thân, bạn bè, tôi vô cùng thoải mái về giao tiếp, ăn mặc hay nói năng. Bạn bè vẫn hay trêu là tôi có hai con người khác nhau quá, còn dọa sẽ tung hình ảnh "xấu không ngờ" của tôi (cười). Còn khi xuất hiện trước công chúng, tôi lại là hoa hậu, người đại diện nhan sắc một quốc gia. Tôi luôn phải chỉn chu trong mọi thứ, từ ăn mặc, nói năng, cư xử... Đó là một khuôn khổ mà đôi khi làm tôi cảm giác phải gồng mình.
- Đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn dễ làm chị đánh mất nhiều cơ hội. Chị nghĩ sao?
- Khi đi thi Hoa khôi Đồng bằng, tôi chỉ đặt mục tiêu kiếm giải để đỡ bớt gánh nặng nợ nần cho bố mẹ. Tôi cũng không phủ nhận danh hiệu Hoa hậu đem lại cho mình một cuộc sống sang trang. Nhưng điều đó không có nghĩa là cái gì hái ra tiền tôi sẽ làm. Có những sự kiện tôi không nhận cát-xê, nếu nó do bạn bè thân thiết tổ chức hoặc hướng đến cộng đồng, việc thiện nguyện. Có những chương trình ra giá rất cao nhưng tôi không đồng ý vì nó nằm ngoài những giới hạn mà tôi đặt ra cho mình.
Nhiều người hỏi, đang trong giai đoạn "hot", sao tôi không tranh thủ kiếm tiền mà lại kén chọn và luôn kèm theo những điều kiện khó khăn, đôi khi còn khiến tôi mang tiếng "chảnh". Sự thật là tôi không muốn biến mình thành một cỗ máy kiếm tiền từ việc đi sự kiện, làm đại sứ mà không biết chọn lọc. Và tôi tin với hình ảnh của mình đang gây dựng, tiền có thể đến lúc này hoặc lúc khác. Nếu không đóng quảng cáo, tôi vẫn có thể tự kinh doanh. Quan trọng là mình đang cảm thấy hài lòng vì đi đúng hướng.
- Danh hiệu Hoa hậu phải chăng là lý do khiến chị giấu kín chuyện tình cảm của mình?
- Không phải tôi giấu, nhưng tôi thấy trai gái tìm hiểu rồi yêu nhau là bình thường, không có gì to tát để hô hào rộng rãi. Khi nào tôi quyết định lấy chồng thì chia sẻ cũng không muộn. Tôi sống kín tiếng trước nay cũng là để giữ gìn bình yên cho những người mình yêu thương. Điều tôi lo nhất không phải là tôi, mà là người thân bị ảnh hưởng cuộc sống riêng tư vì mình. Rõ ràng, đời tư của những người như chúng tôi lúc nào cũng bị "soi" kỹ hơn người khác.
- Sau khi kết hôn, chị dự định lui về nội trợ, chăm sóc gia đình hay tiếp tục hoạt động trong làng giải trí?
- Tôi thích tự chủ từ bé. Kể cả sau lấy chồng, tôi cũng muốn làm việc. Nếu ai bảo tôi lui về ở nhà cho chồng nuôi, chắc chắn tôi sẽ không chịu. Tôi tin người đàn ông mà mình chọn có đủ hiểu biết và yêu thương để chia sẻ cùng tôi quan điểm này. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa gia đình với tôi không quan trọng, tôi cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác luôn đặt gia đình lên trên hết. Cái chính là tôi vẫn muốn tự tìm cho mình niềm hạnh phúc riêng từ công việc ở lĩnh vực mà mình đam mê và cống hiến vì nó.
Hoa hậu là một trong những người đẹp đắt show sự kiện dù rất kén chọn. |
- Là hoa hậu, chị giữ mình thế nào trước những sự săn đón?
- Tôi không phủ nhận chuyện nhiều người đàn ông mà người ta vẫn gọi là đại gia từng tìm đủ cách để tiếp cận tôi cũng như nhiều cô gái xinh đẹp và nổi tiếng khác. Có người muốn gặp tôi chỉ để về khoe với bạn bè là đã đi ăn chung với hoa hậu. Có người thẳng thừng đặt vấn đề: "Em thích gì, xe hay nhà hay tài khoản ở nước ngoài, chỉ cần em nói một tiếng". Chắc người ta nghĩ tôi thuộc típ người an phận, chỉ cần tìm một tấm chồng giàu có để nương tựa.
Tiền tôi kiếm ra được, dẫu không nhiều bằng những gì các "đại gia" hứa hẹn nhưng cũng đủ cho tôi và gia đình một cuộc sống không thiếu thốn. Tôi không muốn nhận những thứ không thuộc về mình. Người ta hay nói "muốn người khác không biết trừ khi đừng làm", tôi không muốn đánh mất sự tự trọng của bản thân và sự trân trọng của những người xung quanh bằng những cuộc đổi chác.
-
Việt Nam - Bulgaria chính thức ký thoả thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028 -
Hà Nội công bố 150 sản phẩm, dịch vụ được "Người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 -
Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 -
Mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ -
Giữ gìn, phát huy, lan tỏa Di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Di sản văn hóa - nguồn lực phát triển đất nước
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử