-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
Đại biểu Phan Đức Hiếu tham gia thảo luận tại tổ. |
Nhận diện, đánh giá đầy đủ hơn về tác động của dịch Covid- 19, cập nhật đầy đủ, công khai minh bạch về Vắc - xin, hỗ trợ thực chất người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch... là quan điểm chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội chiều 22/7.
"Cần đánh giá đầy đủ hơn về tác động của Covid-19, báo cáo của Chính phủ cũng đã nói khá nhiều, tinh thần chung tại báo cáo thì hơi lạc quan chút, có lẽ do chuẩn bị sớm cho kỳ họp. Nhưng đang kỳ họp thì tình hình rất nóng, nhất là ở phía nam, tình hình thay đổi hàng ngày và ngày càng gia tăng, cần có tính dự báo cao hơn. Tác hại của dịch có thể còn lớn hơn nhiều 6 tháng vừa rồi, cho nên hoàn cảnh từ nay đến cuối năm khắc nghiệt hơn, chứa đựng nhiều rủi ro hơn nữa", đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu.
Cùng đoàn Quảng Trị, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ vừa qua là không hiệu quả, không thiết thực. Theo đại biểu Đồng thì cần một gói hỗ trợ "cho ra vấn đề" , hỗ trợ thực chất những gì doanh nghiệp và người dân đang cần để trụ vững và quan tâm để người lao động được tiêm vắc - xin chứ không chỉ hỗ trợ mang tính chất cứu trợ một vài triệu đồng.
Nhấn mạnh tiêm vắc-xin là chiến lược quan trọng trong phòng chống covid 19, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt (đại biểu Cao Bằng) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tiếp cận các nguồn cung vắc xin, tuy nhiên đại biểu lo ngại việc để đáp ứng được đủ số lượng và đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu 2022 như báo cáo của Chính phủ là khó khả thi.
Theo ông Việt, Chính phủ đã có chủ trương công khai việc phân bổ và tiêm vắc xin, tuy nhiên việc phân bổ và tiêm văc xin cần được thông tin công khai, minh bạch, chính thống và rộng rãi hơn để người dân yên tâm, tin tưởng, như từng địa phương được phân bổ bao nhiêu, số lượng đã tiêm hàng ngày, hàng tuần như thế nào.
Theo đại biểu của Cao Bằng, hiện nay TP.HCM và các tỉnh miền nam dịch bệnh covid 19 đang phức tạp, số ca lây nhiễm hàng ngày tăng cao, vì vậy Chính phủ nên ưu tiên tập trung vắc - xin cho các địa phương này, vì khi ngăn chặn được dịch ở các tỉnh phía Nam sẽ ngăn chặn được lây lan ra các khu vực khác.
Thêm vào đó, các địa phương này đều là các trung tâm công nghiệp lớn, nếu không sớm dập được dịch, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021 và 5 năm 2021-2025.
Nhận xét cách tiếp cận của Chính phủ trong phòng chống Covid-19 rất rất linh hoạt nhưng đại Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cho rằng phải có các giải pháp làm giảm thấp nhất các tác động tới kinh tế. Đại biểu nêu thực tế một số nơi có sự thiếu vắng trong việc điều hành chung, các địa phương áp dụng tiêu chuẩn riêng dẫn tới ách tắc giao thông, hàng hóa, hay mỗi địa phương áp dụng giấy xét nghiệp PCR riêng.
Đại biểu Hiếu đề nghị cần có sự phối hợp giữa các địa phương, công nhận kết quả xét nghiệm để giải tỏa ách tắc trong giao thương, hàng hóa.
Một vấn đề cũng được đại biểu biểu Phan Đức Hiếu đề cập là, trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay, một số địa phương đã ban hành hoặc chuẩn bị ban hành các chính sách làm gia tăng chi phí như chi phí cảng biển, hoặc quy định về kiểm dịch… điều này tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp.
“Tôi đề nghị, năm 2021 không nên ban hành bất kể quy định nào khiến tăng chi phí của doanh nghiệp. Thậm chí là tạm dừng một số chi phí không cần thiết như lắp camera cho xe kinh doanh vận tải”- đại biểu Hiếu đề nghị.
Hai đại biểu Nguyễn Đình Việt và Phan Đức Hiếu đều là những người lần đầu tham gia Quốc hội. Phiên thảo luận còn ghi nhận nhiều ý kiến của các vị đại biểu mới, thể hiện sự nhập cuộc và trách nhiệm của các vị được cử tri tín nhiệm làm đại biểu dân cử.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung