
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo (Ảnh: QK) |
Cuối năm 2019, khi thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Quốc hội giao Chính phủ từ 1/7/2020 thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Báo cáo tại phiên họp sáng 15/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định dành tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương 12,88 nghìn tỷ.
Đây là số tiền được bố trí từ nguồn vượt thu và tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2019 với tổng số là 49,1 nghìn tỷ đồng, gồm 32,2 nghìn tỷ đồng vượt thu (không kể số vượt thu viện trợ) và 16,9 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi trả nợ lãi.
Đối với nguồn vượt thu của ngân sách địa phương, tổng số là 106 nghìn tỷ đồng, sau khi sử dụng số vượt thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết để bổ sung vốn đầu tư các dự án quan trọng (73,38 nghìn tỷ), Chính phủ cũng dành nguồn cải cách tiền lương năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025 là 22,8 nghìn tỷ. Như vậy, cùng với nguồn 12,88 nghìn tỷ nói trên, sẽ có khoảng 35 ngàn tỷ đồng được dành cho công tác cải cách chính sách tiền lương.
Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hướng dẫn đề nghị các địa phương ưu tiên dành nguồn tăng thu còn lại này để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, hỗ trợ người dân trên địa bàn chịu tác động của dịch Covid-19 và hỗ trợ đảm bảo cân đối ngân sách địa phương trong trường hợp hụt thu so với dự toán Quốc hội giao (nếu có), ông Dũng cho biết.
Thẩm tra kết quả thực hiện ngân sách nhà nước, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, việc tập trung ưu tiên tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và dành nguồn chi các chính sách cấp bách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của Chính phủ là hợp lý và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ sớm phân bổ nguồn vốn này và báo cáo Quốc hội theo quy định của Luật.
Về tình hình phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, cơ quan thẩm tra chỉ rõ, một số địa phương quyết định dự toán chi chưa phù hợp với định hướng của Trung ương, nhất là các khoản chi được Trung ương giao đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chi cải cách tiền lương,…
Thực tế cho thấy, vẫn còn xảy ra việc giao vốn đầu tư không đúng đối tượng sử dụng, dự án chưa đủ điều kiện, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải phản ánh.

-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu