
-
Vụ sữa giả vào bệnh viện: Chấn chỉnh tình trạng kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại cơ sở y tế
-
Bộ Y tế đề xuất tăng mức xử phạt các hành vi buôn bán thuốc giả
-
Tin mới y tế ngày 21/4: Tiếp lửa hành trình tìm con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm trong kinh doanh thực phẩm -
Siết chặt việc kê đơn để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 113/QLD-CL cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, vừa qua Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ và khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.
![]() |
Trong 21 thuốc giả, có 16 thuốc giả ghi nhãn không trùng với các thuốc đã từng được cấp số đăng ký. |
Các sản phẩm còn lại không trùng khớp với bất kỳ loại thuốc nào nằm trong danh mục đã được Bộ Y tế cấp giấy phép đăng ký lưu hành.
Căn cứ các quy định của Luật Dược, Cục Quản lý dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành và y tế các ngành khẩn trương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng các sản phẩm giả sau:
Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), số đăng ký: VD-25305-16; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), số đăng ký: VD-28109-17; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW 3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), số đăng ký: VD-14429-11; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
Cục Quản lý dược cho biết, với thuốc Neo-Codion được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có các thông tin chính thức như sau: Số giấy phép lưu hành 300111082223 (số đăng ký cũ: VN-18966-15); hoạt chất Codein base (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg; Sulfogaiacol 100mg; cao mềm Grindelia 20mg; dạng bào chế là viên nén bao đường; đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Nhà sản xuất: Công ty Sophartex (Pháp), địa chỉ: 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.
Có 16 sản phẩm khác là thuốc giả khác (ảnh) không thuộc danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành.
Từ sự việc này, Cục Quản lý dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc và tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua; bảo đảm thuốc được cung ứng là thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành và cung ứng bởi các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu nghi ngờ bất thường, thuốc chưa được cấp phép lưu hành, lập tức niêm phong, không tiếp tục sử dụng thuốc và báo cáo cơ quan quản lý y tế, cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
“Thiết lập đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn; kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo 389 địa phương và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn, điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc các thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm”, Cục Quản lý dược yêu cầu.
Bên cạnh đó, Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng (Phòng Nghiệp vụ dược/ hành nghề y dược...) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc trên địa bàn, chú trọng đến việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thuốc do các cơ sở kinh doanh, sử dụng; việc duy trì đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), Thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP).
Mặt khác, chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ bị làm giả hoặc kém chất lượng.
-
Danh sách 16 loại thuốc chưa được cấp đăng ký lưu hành, người dùng cần thận trọng -
Siết chặt việc kê đơn để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh -
Số ca mắc sởi giảm nhưng độ tuổi mắc bệnh thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ mới -
Chỉ lưu thông thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có giấy công bố sản phẩm -
Tin mới y tế ngày 20/4: Vingroup và Cleveland Clinic hợp tác xây dựng bệnh viện hiện đại tại Cần Giờ -
Yêu cầu truy vết toàn diện vụ sữa, thuốc giả: Xử nghiêm không có ngoại lệ -
Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025