-
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền -
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
VNSteel cùng các đối tác đã hoàn tất định giá; xây dựng phương án chuyển nhượng vốn. |
Ngày 15/11, HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đã phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH Ống thép Việt Nam (Vinapipe). VNSteel muốn thoái toàn bộ phần vốn góp, tương đương 50% vốn điều lệ.
Trên cơ sở định giá, để bảo toàn vốn đầu tư của VnSteel, giá chào bán đề xuất là 78,85 tỷ đồng. Trong khi giá trị vốn góp ghi nhận trên sổ sách là 61,2 tỷ đồng, VnSteel có thể thu lãi chênh lệch gần 18 tỷ đồng nếu có thể chuyển nhượng vốn như kế hoạch.
SeAh Steel International - đối tác ngoại trong liên doanh được ưu tiên mua đầu tiên trong trình tự chuyển nhượng vốn. VnSteel sẽ chào bán phần vốn góp cho cổ đông Hàn Quốc này ngay sau khi Hội đồng quản trị phê duyệt phương án. Trường hợp không mua lại phần vốn góp trong 30 ngày, VnSteel sẽ bán đấu giá theo phương thức trả giá lên và nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ. Trường hợp đấu giá không thành công, việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo hình thức chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.
Vinapipe đi vào hoạt động từ năm 1994 do hai nhà đầu tư là VnSteel và Tập đoàn sản xuất thép Hàn Quốc SeAh liên doanh với phần vốn góp của mỗi cổ đông là hơn 2,31 triệu USD. Đây cũng là công ty sản xuất ống thép duy nhất tại miền Bắc trước năm 1996. Tuy nhiên, trong khi các đối thủ liên tục mở rộng quy mô, doanh nghiệp có bề dày hoạt động của ngành ống thép không tăng thêm vốn các năm qua. Ở thời điểm hiện tại, Vinapipe không còn nằm trong các doanh nghiệp dẫn đầu trong thị phần ống thép, thay vào đó là các tên tuổi khác như Hoà Phát, Hoa Sen...
Tương tự thương vụ rút vốn khỏi liên doanh của VNSteel, Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, mã VOC-sàn UPCoM) cũng sẽ thoái vốn toàn bộ 24% vốn góp tại Calofic – công ty liên doanh đang nắm giữ loạt nhãn hiệu lớn ở mảng dầu ăn như Neptune, Simply, Meizan…
Khác với thương vụ của VNSteel khi mới chỉ có giá bán đề xuất và chưa chắc chắn về bên mua, cuộc họp hội đồng quản trị Vocarimex hôm 14/11 đã chốt bán phần vốn này cho đối tác Siteki Investments Pte Ltd thuộc tập đoàn Wilmar International Limited (Singapore).
Giá trị chuyển nhượng là 2.157,8 tỷ đồng, tương đương mức định giá của Calofic lên tới 8.990 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị sổ sách phần vốn góp tại Calofic đang được Vocarimex ghi nhận ở mức hơn 572,6 tỷ đồng. Thương vụ này dự kiến mang về khoản lãi đầu tư tài chính lên tới 1.585,2 tỷ đồng, vượt quy mô vốn điều lệ của Vocarimex ở thời điểm hiện tại.
Vocarimex cũng đã quyết định triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 thông qua việc tái cơ cấu đầu tư tài chính cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại. Danh sách cổ đông tham dự đại hội sẽ được chốt vào ngày 5/12. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại, Kido là cổ đông lớn nhất đang nắm giữ 87,3% vốn điều lệ Vocarimex. Kido là một trong hai cổ đông chiến lược của Vocarimex từ năm 2014. Doanh nghiệp này đã hoàn tất mua lại 51% cổ phần Vocarimex vào giữa năm 2017 và tiếp tục mua lại 36,3% vốn từ SCIC một năm trước.
-
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
Doanh nghiệp ngoại mở rộng dịch vụ logistics -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xe -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam