Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Đạo diễn Việt Tú: “Bỏ qua quyền, nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ là tự đánh mất cơ hội phát triển tài sản của mình“
Như Yến - 24/04/2019 18:18
 
“Tại sao đạo diễn, diễn viên nước ngoài được trả tiền nhiều thế, cả năm kiếm mấy chục triệu USD chính là vì họ rất tôn trọng tài sản trí tuệ. Nếu bỏ qua tất cả quyền, nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, là tự đánh mất cơ hội phát triển tài sản của mình”, đạo diễn Việt Tú chia sẻ.
Đạo diễn Việt Tú chia sẻ tại hội thảo Bảo vệ tài sản sáng tạo ngày 23/4
Đạo diễn Việt Tú chia sẻ tại hội thảo Bảo vệ tài sản sáng tạo ngày 23/4

Trong khuôn khổ hội thảo "Bảo vệ tài sản sáng tạo" do Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA), AnSinh Group và IPCom Vietnam vừa tổ chức, PV đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ với Đạo diễn Việt Tú - Giám đốc Công ty DS.

Anh nhìn nhận vấn đề tranh chấp bản quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở góc độ kinh tế như thế nào?

Buổi hội thảo hôm nay có sự góp mặt của Tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Hiệp hội Điện Ảnh Mỹ, cho thấy giờ đây nền công nghiệp văn hoá Việt Nam đang được đặt vào đúng vị trí của nó.

Trước đây, xã hội chỉ nghĩ mấy nghệ sỹ làm mấy thứ lạ lạ hay hay, làm xong cất đi không đóng góp giá trị cho xã hội. Nhưng với sự phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, chúng ta đã thấy được vai trò khổng lồ của bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ, là nền kinh tế về văn hóa, tạo ra giá trị vượt ngoài biên giới quốc gia.

Ví dụ như K-POP, Chính phủ Hàn Quốc dùng ảnh hưởng của K-POP để đàm phán các hiệp định kinh tế, thậm chí ảnh hưởng quyền lực mềm ngoại giao chính trị rất lớn; còn đối với Hoa Kỳ thì không bàn, họ thống trị lĩnh vực này. Tôi nghĩ điều đó đang diễn ra ở Việt Nam, và nó rất đáng khích lệ những người làm nghệ thuật như chúng tôi.

Tôi luôn nhìn nghệ thuật ở góc độ đó. Chúng ta có một con đường, chúng ta có một vị thế đó, chắc chắn nghệ thuật đứng ở vị thế thứ 3 trong ba trụ về chính trị, kinh tế và văn hóa nghệ thuật để phát triển một quốc gia.

Quá trình anh đi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình có gian nan, đâu là khó khăn nhất?

Tôi nghĩ, bất kỳ ai đi mở đường cũng đều gặp khó khăn. Khó khăn lớn nhất là nhận thức.

Khó khăn lớn nhất của tôi là phải thuyết phục được mọi người hiểu được câu chuyện sẽ không chỉ là của riêng mình, mà đó là vấn đề của xã hội cần được giải quyết triệt để, để hội nhập quốc tế trong nền kinh tế văn hoá.

Làm được điều này tức là đã góp phần thay đổi nhận thức của nghệ sỹ, xã hội… về bảo vệ tài sản sáng tạo nghệ thuật.

Lợi và hại của việc không hiểu bản quyền sở hữu trí tuệ và xâm hại nó thế nào, thưa anh?

Không có bất kỳ lợi ích nào trong việc thiếu hiểu biết về lĩnh vực quan trọng này. Tôi nghĩ rằng chừng nào xã hội còn chưa hiểu được giá trị hay biết tôn trọng giá trị tài sản trí tuệ họ sẽ không có tác phẩm hay để thưởng thức, họ chỉ biết đến những tác phẩm làng nhàng vì ăn trộm loanh quanh của nhau.

Người sáng tạo phải biết tôn trọng giá trị sản phẩm của mình mới phát triển được. Thế giới có những vĩ đại cũng là bởi họ tôn trọng sự sáng tạo.

Anh có chia sẻ, có nhiều nghệ sỹ đang nhìn bản quyền như “người ngoài hành tinh”, vì sao vậy?

Nhiều người nghĩ bản quyền sở hữu trí tuệ không liên quan đến họ, họ không biết rằng nếu nghĩ như thế nền công nghiệp tỷ USD không bao giờ đến tay cả.

Tại sao diễn viên nước ngoài được trả tiền nhiều thế, cả năm kiếm mấy chục triệu USD chính là vì họ rất tôn trọng tài sản trí tuệ của họ và bảo vệ nó. Nếu bỏ qua tất cả quyền, nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, là tự đánh mất cơ hội phát triển tài sản của mình.

Trong chia sẻ tại hội thảo, vị Tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ cho rằng, bảo vệ tài sản trí tuệ là chìa khóa giúp ông đạt được thành công và ông đưa ra một góc nhìn độc đáo về tài sản trí tuệ và cách bảo vệ nó mà bấy lâu nay ở Việt Nam còn nhiều người đang nghĩ sai.

Ông đã nói câu mà tôi rất tâm đắc rằng, muốn khuyến khích động viên những sáng tạo thì xã hội phải bảo vệ nó, coi đó là sự ghi nhận sự mạo hiểm của những người dám nghĩ dám làm và khuyến khích họ sáng tạo không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà ở tất cả các lĩnh vực khác.

Anh có nói rất nhiều đạo diễn quốc tế như Trương Nghệ Mưu hay Steve Spieberg đã IPO các công ty hay tập đoàn nghệ thuật của mình, vậy với anh thì sao?

Tôi làm công tác định giá Công ty DS (công ty đang sở hữu các tác phẩm nghệ thuật của đạo diễn Việt Tú) từ cách đây ba năm rồi. Tôi có thuê một trong 4 công ty có uy tín hàng đầu thị trường để định giá Công ty.

IPO có thể làm ngay được nhưng hiện nay tôi chưa có tài sản gì lớn. Tôi kỳ vọng sẽ có ngày DS được định giá tỷ USD. Tôi có ước mơ đó và nung nấu theo đuổi nó.

Việc đầu tư sáng tạo công nghệ số, phần mềm nghệ thuật cần sự tham gia của nhiều bên đặc biệt là nhà đầu tư, người sáng tạo, các nghệ sỹ. Việc nhận diện quyền của mỗi bên trong quan hệ tài sản trí tuệ này rất quan trọng nhằm mục đích hạn chế thấp nhất các xung đột có thể phát sinh, tạo môi trường sáng tạo lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa nghệ thuật và phổ biến di sản quốc gia.
Doanh nghiệp vi phạm sở hữu trí tuệ phần mềm có thể bị xử lý hình sự
Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ khi Bộ luật Hình sự mới có hiệu lực, theo Phó Chánh Thanh tra, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trần Văn Minh, các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư