
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
Thông tin được đưa ra tại tọa đàm "Nữ trí thức và công cụ sở hữu trí tuệ trong đổi mới, sáng tạo" do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Theo Tiến sỹ Hà Nguyệt Thu, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Cục SHTT, sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình nhưng lại có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình.
![]() |
Doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn khi không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. |
Cụ thể, thương vụ Công ty Unicharm của Nhật Bản mua lại nhãn hiệu Diana năm 2011 với mức giá 128 triệu USD (tương đương với 2.560 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, con số hợp lý phải lên đến 184 triệu USD (xấp xỉ hơn 4.000 tỷ đồng), nếu Diana đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu của mình.
Những thương hiệu lớn của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, cà phê Buôn Ma Thuột, võng xếp Duy Lợi... đã từng chịu thiệt hại lớn và mất nhiều thị trường tiềm năng do liên quan đến tranh chấp thương hiệu.
"Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tuy không bắt buộc nhưng rất cần thiết và phải càng sớm càng tốt, giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có được sự đảm bảo pháp lý và tránh sự xâm phạm quyền của người khác", bà Hà Nguyệt Thu nhấn mạnh.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT đánh giá, đối với các nước phát triển, có nền kinh tế tri thức cao, hoạt động sở hữu trí tuệ luôn được các tầng lớp trong xã hội tôn vinh, đề cao và được quan tâm, coi trọng. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực còn khá non trẻ ở một số nước đang hoặc chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, Việt Nam đang nỗ lực truyền thông nâng cao nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ. Tọa đàm này là một trong số chuỗi hoạt động của Cục SHTT trong Tháng hành động kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2018, với chủ đề "Tiếp sức cho những thay đổi – Phụ nữ với hoạt động đổi mới sáng tạo".
Chiến dịch kỷ niệm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm nay tôn vinh tài năng, sự khéo léo, ham học hỏi và sự can đảm của phụ nữ - những người bằng lao động sáng tạo của mình đang thay đổi thế giới và định hình tương lai chung của chúng ta.
Những sáng chế mới lạ và những sáng tạo mà những người phụ nữ tạo ra từ hoạt động nghiên cứu cũng như xuất phát từ việc thực hiện những thiên chức hàng ngày của họ đã làm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong mọi lĩnh vực.
"Chủ đề kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay là cơ hội để nêu bật cách thức mà hệ thống sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ những phụ nữ vốn luôn có tố chất đổi mới và sáng tạo trong nỗ lực tìm kiếm nhằm đưa những ý tưởng mới lạ của họ ra thị trường", ông Đinh Hữu Phí nói.

-
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng