
-
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
Bài học thành công từ Nhật Bản
Môi trường giáo dục Nhật Bản dường như không có hình thức khen thưởng và kỷ luật theo cách hiểu thông thường.
Các nhà tâm lý học cho rằng, việc khen thưởng không hiệu quả bằng việc giáo viên thể hiện sự tin tưởng vào việc các em đã làm. Đối với nền giáo dục Nhật Bản, khen thưởng được thay thế bằng khuyến khích và động viên, tập trung vào những điểm mạnh, sự cố gắng, nỗ lực và tiến bộ trong quá trình học tập của cá nhân. Điều này sẽ dẫn đến tăng thêm lòng tự trọng, niềm tự hào, sự độc lập trong học tập và quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau.
Trong khi đó, việc kỷ luật được thay bằng hình thức kỷ luật tích cực. Trong giáo dục hiện đại, các nhà giáo dục quan niệm, kỷ luật liên quan tới cả học sinh và giáo viên, kỷ luật nhằm giúp những người có khả năng, trách nhiệm khác nhau phối hợp công việc cùng nhau để tôn trọng sự khác biệt, sở thích, mối quan tâm và cách học của từng học sinh.
![]() |
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Quốc tế Nhật Bản, học sinh có thể thông thạo tiếng Anh và tiếng Nhật. |
Phương pháp kỷ luật tích cực là tăng cường tính tích cực trong việc dạy học sinh những hành vi và cách ứng xử có trách nhiệm. Cụ thể, tập trung vào việc thừa nhận và khuyến khích hành vi ứng xử mang tính tích cực, hành vi không tốt sẽ bị "phớt lờ". Tập trung vào hành vi ứng xử mang tính tích cực của học sinh, giáo viên xác định những điều được chấp nhận và được tôn trọng của mỗi học sinh.
Chìa khóa để thực hiện giáo dục là ngăn chặn những hành vi ứng xử không tốt bằng việc quan tâm đầy đủ đến những nhu cầu về thể chất, về trí óc, về tình cảm và xã hội của học sinh, để học sinh có thể học tập một cách chủ động, sáng tạo, thích thú, làm cho học sinh cảm thấy an tâm khi được chấp nhận, được tôn trọng và trở thành một phần trong tập thể. Trong những trường hợp này, giáo viên sẽ cùng học sinh thảo luận về những hành vi được và không được chấp nhận. Cả hai bên sẽ làm rõ những hành vi nào sẽ không được tha thứ và cùng lập ra các quy tắc trong lớp học. Khi học sinh tự tạo ra các quy tắc cho chính mình, các em sẽ dễ tuân theo hơn là khi giáo viên đưa ra các quy tắc. Các nguyên tắc cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
Đào tạo theo “chuẩn” Nhật Bản ngay tại Việt Nam
Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, phương pháp giáo dục Nhật Bản lần đầu tiên được áp dụng tại Trường Quốc tế Nhật Bản ở Hà Nội, nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của nhiều phụ huynh trong nước.
Với hệ thống giáo dục liên cấp từ bậc mầm non đến hết trung học phổ thông theo mô hình của Nhật Bản, Trường Quốc tế Nhật Bản hướng tới sự giáo dục toàn diện cho trẻ về lòng yêu thương, nhân ái và ý thức cộng đồng.
Đối với Mầm non, nhà trường thực hiện giáo dục sớm bằng sự kết hợp hài hoà hai phương pháp giáo dục Nhật Bản Montessori và phương pháp giáo dục Shichida. Trong khi đó, đối với các hệ phổ thông, nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục của Nhật Bản, thay thế khen thưởng, kỷ luật bằng khuyến khích, động viên theo xu hướng kỷ luật tích cực.
Ở cả hai chương trình giảng dạy quốc tế và song ngữ, nhà trường cam kết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể thông thạo cả hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, đảm bảo kiến thức vững vàng để tiếp tục học đại học ở Nhật Bản, các nước nói tiếng Anh hoặc đại học Quốc tế ở Việt Nam.
Quan trọng hơn, học sinh học tập tại Trường Quốc tế Nhật Bản được phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ - thực; có tư chất đạo đức chuẩn mực, có kỷ luật nội tâm, giàu lòng nhân ái, trí tưởng tượng, sự sáng tạo và có sức khỏe tốt, có kiến thức về mỹ học và ẩm thực.
Đồng thời, học sinh theo học tại trường cũng được đào tạo để có đủ tự tin và độc lập trong cuộc sống, có khả năng suy nghĩ, làm việc độc lập, có tư duy giải quyết và nghiên cứu một số vấn đề trong cuộc sống, đam mê học tập, khả năng tự học và nhu cầu học tập suốt đời.
Với những phương pháp giáo dục Nhật Bản lần đầu tiên được áp dụng tại một trường học Việt Nam, GS. Tadashi Yamada, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam khẳng định, nhà trường sẽ tạo ra một môi trường học tập lý tưởng cho mỗi học sinh, tạo ra những cơ hội tốt nhất để trở thành những sinh viên tiên tiến, xuất sắc, đạt trên chuẩn quốc tế, có năng lực và phẩm chất để trở thành những công dân ưu tú, nhà doanh nghiệp và quản lý trong tương lai.
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower