
-
Cân nhắc chế độ ưu tiên riêng về hải quan cho doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
-
TP.HCM: Doanh nghiệp ngành gỗ chủ động chuyển hướng và nâng sức cạnh tranh
-
VCCI gửi thư tới các đối tác thuyết phục ủng hộ việc hoãn áp dụng thuế đối ứng
-
VCCI và AmCham kêu gọi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam
-
Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay trục thị trường để ứng phó với rào cản thuế từ Mỹ -
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
Gấp đôi giá thực?
“Về việc IPO của Yeah1, tôi cho rằng, mức giá thực hay giá chấp nhận được chỉ từ 120.000 đến 150.000 đồng/cổ phần, thay vì gấp đôi như hiện nay. Còn chuyện làm giá thì có thể doanh nghiệp nào IPO cũng làm vậy để ngay sau đó, họ ra chiêu bài khác”, Chủ tịch một công ty hơn 10 năm tuổi, cùng trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.
![]() |
. |
Nhưng, vị này cũng không quên nhắc đến những “điểm cộng” đáng ngưỡng mộ của Yeah1. “Không ngành nào tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 50%/năm như tiếp thị số. Năm nay, quy mô thị trường có thể đạt từ 800-900 triệu USD”, vị này nói.
Khoan nói đến tiềm năng, hay giá trị vô hình của Yeah1, quay lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 250.000 đồng, biên động dao động giá +/- 20% của YEG, đại diện đơn vị tư vấn đợt IPO này của Yeah1 là Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, tại Việt Nam chưa có đơn vị nào có mô hình hoạt động như Yeah1, do đó, họ phải “cân đo đong đếm” để đưa ra mức giá trên bằng cách so sánh với các công ty tương tự trong khu vực như UUUM Inc. (Nhật Bản), JKN Global Media (Thái Lan).
Đại diện tư vấn ví Yeah1 như một “cô gái đẹp” được định giá khoảng 300 triệu USD là hợp lý, khi nhìn vào tương lai tăng trưởng của Yeah1 cùng tốc độ phát triển ngành. Chi phí cho quảng cáo tại Việt Nam đạt 1,33 tỷ USD trong năm 2017 và dự kiến tăng trưởng 10% cho các năm sau, trong đó 90% là chi phí quảng cáo trên truyền hình. Hiện nay, gần 44% tổng chi phí quảng cáo toàn thế giới là dành cho quảng cáo trực tuyến, còn tại Việt Nam hoạt động này đang sơ khai, do đó dư địa tăng trưởng còn nhiều.
Dĩ nhiên, thương vụ này là thuận mua vừa bán. Khen chê đắt rẻ, có mua hay không là quyền của nhà đầu tư, còn việc đưa ra mức giá là chuyện của Yeah1 và HSC.
Hiện đã có 24/25 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phiếu Yeah1 trong đợt IPO này, một nhà đầu tư Việt Nam duy nhất tham gia là Vietnam Holding.
“Hệ sinh thái” Yeah1 có gì?
Không thể phủ nhận, Yeah1 đang sở hữu nhiều lợi thế đáng mơ ước của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài khu vực, cùng việc có 15 công ty con trực tiếp và gián tiếp. Họ là một trong 38 đối tác xuất bản chính thức của Google (Google Certified Publishing Partner) và là một trong 5 đối tác được khai thác tất cả các nền tảng của Google. Cùng với đó là đối tác đa kênh (Multi-channel Partner -MCN) đứng đầu của YouTube tại châu Á và đứng thứ 6 toàn cầu tính theo lượng xem. Tại Việt Nam, mạng lưới của Yeah1 đang sở hữu hơn 1.000 kênh YouTube và chiếm 25% tổng số lượng lượt xem, đứng đầu toàn ngành ở châu Á.
Yeah1 có doanh thu từ 2 mảng kinh doanh chính.
Thứ nhất, là mảng truyền thống thông qua cung cấp dịch vụ quảng cáo trên 4 kênh truyền hình mà Công ty sở hữu (Yeah1 TV, Yeah1 Family, iMovie TV và UNI Channel); làm đại lý mua bán quảng cáo và bản quyền phim truyện trên 4 kênh trên và 12 kênh truyền hình của các đài khác mà công ty con TNT Media đang quản lý; đầu tư, sản xuất hoặc marketing cho các bộ phim chiếu rạp. Doanh thu ở mảng này chủ yếu đến từ thị trường Việt Nam.
Thứ hai là, mảng kỹ thuật số trên nền tảng YouTube và Google. Lợi thế khi trở thành một trong khoảng 250 mạng đa kênh được cấp giấy phép của YouTube trên toàn thế giới cho phép Yeah1 quản lý hệ thống gồm nhiều kênh YouTube khác nhau, xuất bản các kênh và nhận doanh thu quảng cáo trên YouTube thay mặt cho các đối tác (YouTuber) của Công ty. Lượt xem từ thị trường Việt Nam chiếm 72,7% tổng lượt xem, nhưng chỉ chiếm khoảng 18,6% doanh thu ở mảng này trong năm 2017.
Doanh thu quảng cáo được trả bởi nhà quảng cáo dựa trên CPM - giá trên mỗi ngàn lượt xem. YouTube giữ 45% doanh thu quảng cáo và trả 55% còn lại cho Yeah1 Network. Công ty sẽ giữ khoảng 5-30% trên phần doanh thu nhận được từ YouTube và thanh toán 70-95% còn lại cho các nhà sản xuất nội dung/đối tác kênh YouTube của mình (YouTuber).
Với mảng kỹ thuật số trên nền tảng Google của Yeah1 được vận hành bởi công ty con là Netlink, WebFace - Yeah1 Network (mảng Webface), Google đang trả doanh thu hàng tháng. Các nhãn hàng/nhà quảng cáo sẽ trực tiếp trả tiền cho Google để phân phối các quảng cáo của họ tới người xem. Doanh thu quảng cáo được trả bởi nhà quảng cáo dựa trên CPM. Google giữ khoảng 40% doanh thu quảng cáo và trả 60% còn lại cho Netlink và Yeah1 Network. Công ty sẽ giữ 5-30% trên phần doanh thu nhận được từ YouTube và thanh toán 70-95% còn lại cho các nhà sản xuất nội dung (publishers) của mình.
Hiện, Netlink đang quản lý khoảng 600 website trên thế giới với hơn 2,3 tỷ lượt xem/tháng. Tương tự mảng kỹ thuật số YouTube, 46,2% số lượt xem của Netlink đến từ thị trường Việt Nam, nhưng doanh thu ở thị trường nội địa chỉ chiếm 6,77% tổng doanh thu. Nguyên nhân do giá trên mỗi ngàn lượt xem ở Việt Nam là 0,09 USD, thấp hơn nhiều lần so với các nước trên thế giới như Mỹ (3,05 USD), Anh (1,85 USD) hay Australia (1,85 USD)...
Yeah1 thừa nhận, với loại hình kinh doanh đặc thù là cung cấp dịch vụ giải trí trên các phương tiện khác nhau, họ gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh trên nhiều mặt, cả trong và ngoài nước. Trên YouTube, đối thủ lớn nhất của Yeah1 là POPS Worldwide (Việt Nam), GMM Grammy (Thái Lan), Freedom! (Philippines) và IDYT Network (Indonesia). Còn trên kênh truyền hình giải trí, Yeah1 phải cạnh tranh với các kênh truyền hình nhà nước như VTV hay HTV vốn có thị phần lớn cùng nguồn vốn dồi dào. Ngoài ra, công ty con Netlink, tuy là đối tác xuất bản duy nhất của Google tại Đông Nam Á, nhưng lại phải cạnh tranh với 37 đối tác xuất bản khác trên toàn cầu như Acceleration eMarketing, Acqua Media, AddApptr...

-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10% -
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
Động lực tăng trưởng và câu hỏi doanh nghiệp sao khó lớn -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam -
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
1 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
2 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
3 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
4 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển