
-
Xem xét miễn trách nhiệm với người thực thi nếu không tư lợi
-
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Chính thức trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan -
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân
![]() |
TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế và Chính sách hội nhập, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính (Bộ Tài chính). |
Hầu hết các nước đã và đang đàm phán với Mỹ về thuế quan. Ông dự cảm kết quả đàm phán thế nào sau khi hết thời gian tạm hoãn 90 ngày kể từ ngày 9/4/2025?
Nhận định ban đầu, có thể nói, mức thuế quan mới sau khi các nước đàm phán với Mỹ, trong đó có Việt Nam, chắc chắn thấp hơn mức mà Tổng thống Donald Trump công bố vào ngày 2/4/2025, bởi hiện nay, sức ép không phải chỉ với các nước bị đánh thuế đối ứng, mà sức ép ngay trong lòng nước Mỹ cũng vô cùng lớn. Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2025 của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm 0,3% so với cùng kỳ; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25-4,5% vì dự báo những rủi ro về lạm phát cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mặc dù chịu sức ép rất lớn từ phía Nhà Trắng. Chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE - thước đo lạm phát của Mỹ) quý I/2025 tăng 3,6%, thay vì 2,4% của cùng kỳ năm trước.
Có thể nói, ngay sau khi công bố mức thuế đối ứng áp dụng cho từng nền kinh tế vào ngày 2/4/2025, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã không còn cứng rắn như tuyên bố ban đầu là thực hiện mức thuế quan mới kể từ ngày 9/5/2025, không có ngoại lệ. Nhưng đúng ngày dự kiến áp mức thuế quan mới, Mỹ bất ngờ tuyên bố tạm hoãn 90 ngày, sau đó lại tuyên bố loại trừ không áp thuế đối ứng đối với một số sản phẩm điện tử và công nghệ cao. Đây có thế coi là bước lùi và thời hạn 90 ngày là thời gian để Mỹ và các đối tác đàm phán, thỏa thuận mức thuế quan mới có đi có lại.
Chính phủ đã chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để đàm phán. Ông hy vọng kết quả thế nào?
Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là trong đàm phán phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định; tăng cường đối thoại, tránh căng thẳng; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng; hài hòa lợi ích, vì lợi ích của mỗi nước, có lợi cho các doanh nghiệp và cho người tiêu dùng hai bên. Việc đàm phán cần không làm phức tạp vấn đề; không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; không vì việc này mà ảnh hưởng đến việc khác; không vì thị trường này mà ảnh hưởng tới thị trường khác; có giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Việt Nam và Mỹ mới ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào tháng 7/2000, chưa ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA), nên hàng hóa của Mỹ nhập khẩu vào nước ta bị đánh thuế MFN (thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO). Thuế MFN đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam bình quân chỉ khoảng 15%.
Mức thuế bình quân mà Mỹ công bố (ngày 2/4/2025) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam lên đến 46% thực sự là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nhưng đây chỉ là mức công bố ban đầu, chúng ta và Mỹ bắt đầu quá trình đàm phán.
Qua báo chí tôi được biết, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên mới có cuộc làm việc với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper. Phía Mỹ đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều thách thức phía trước, song phía Mỹ tin rằng, với thiện chí cao, quá trình đàm phán giữa hai nước sẽ đạt được những kết quả tích cực, mang lại lợi ích cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông, mức thuế nào là hợp lý nhất đối với Việt Nam?
Với những động thái tích cực này, hy vọng 2 bên đi đến thống nhất trong khung thuế suất 15-25%. Đây là mức thuế tối ưu với Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Với mức thuế nằm trong khung này, thì mức độ thiệt hại của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không lớn, vì tương đồng với các nước trong khu vực và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trên thị trường “xứ cờ hoa”.
Với mức thuế này, chúng ta không lo ngại về cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước khác trên thị trường Mỹ, mà chỉ cạnh tranh với hàng hóa sản xuất tại Mỹ, nhưng hàng hóa Việt Nam lại hầu như không cạnh tranh trực tiếp với hàng bản xứ.
Cả phía Mỹ (doanh nghiệp nhập khẩu, người tiêu dùng) và đối tác đều mong muốn, kỳ vọng sẽ đạt được mức thuế quan thấp hơn ban đầu. Nhưng mức thuế quan mới cụ thể bao nhiêu đối với từng nhóm mặt hàng vẫn là ẩn số và các nền kinh tế đạt được mức thuế quan mới không giống nhau vì mức thuế quan mới không chỉ dựa vào công thức tính thuế đối ứng, mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nữa, trong đó dựa cả vào mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và phía đàm phán. Việt Nam là một trong những đối tác lớn của Mỹ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế, hai nước đã đặt mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện là cơ sở để Việt Nam tin tưởng đạt được mức thuế quan hợp lý sau khi kết thúc đàm phán.
Ông có nghĩ rằng, đó là mức thuế suất lý tưởng cho cả 2 bên?
Mỹ công bố mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Việt Nam lên tới 46%, cao thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Campuchia (49%) và Lào (48%), nhưng 2 nước bạn xuất khẩu hàng vào Mỹ không nhiều.
Năm 2022, Việt Nam xuất sang Mỹ khoảng 109,412 tỷ USD; năm 2023 là 97,017 tỷ USD; năm 2024 là 119,6 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu 43,4 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 149,34 tỷ USD, chiếm khoảng 31%.
Thâm hụt thương mại chỉ là một trong những yếu tố để Mỹ xác định mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam. Đằng sau thâm hụt thương mại còn có rất nhiều vấn đề khác.
Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa 2 nước rất tốt, có thể nói mỗi năm lại thêm nồng thắm kể từ khi 2 nước bình thường mối quan hệ và bây giờ đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Để đạt được mức thuế tối ưu, bên cạnh phát huy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và cũng để làm ăn lâu dài, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ như năng lượng, công nghệ cao, dược phẩm, máy bay... - những hàng hóa mà Việt Nam cũng rất cần từ Mỹ.
Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng rất quan tâm đến việc hàng hóa của một số nước có thể mượn Việt Nam như là điểm chung chuyển để xuất hàng vào Mỹ, vì vậy, các bộ, ngành phải xây dựng, hoàn thiện thể chế để vừa thúc đẩy phát triển, vừa quản lý và bảo vệ sản xuất, nhất là về xuất xứ hàng hóa.
ASEAN là “ngôi nhà chung”, nên nhiều chuyên gia cho rằng, để làm ăn lâu dài với Mỹ, các nước ASEAN nên hợp tác cùng ký FTA với Mỹ. Quan điểm của ông thế nào?
Đây là ý tưởng rất hay, nhưng rất khó thực hiện, bởi theo tôi được biết, hiện chỉ có 14 FTA, nhưng chủ yếu là FTA song phương, ngoại trừ USMCA (FTA giữa Mỹ, Canada và Mexico). Trong ASEAN, quy mô các nền kinh tế, trình độ phát triển, độ mở cửa của các nước rất khác nhau, đặc biệt là khoảng cách giữa tốp đầu và tốp cuối, nên rất khó tìm được tiếng nói chung khi cùng nhau ký kết FTA với Mỹ, mặc dù ASEAN đã cùng nhau ký kết FTA với nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

-
Đặt nhiều kỳ vọng đàm phán thuế quan với Mỹ -
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân -
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ -
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này -
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính -
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công -
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm