-
Đà Nẵng bứt tốc thu hút doanh nghiệp AI
-
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phong trào “Bình dân học vụ số”
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia -
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Vi phạm về dữ liệu cá nhân gia tăng và sự ra đời của một khung pháp lý chặt chẽ
Bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, Việt Nam và thế giới ghi nhận hàng loạt các vụ việc liên quan đến việc vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong giai đoạn 2018 - 2025, Liên minh Châu Âu (EU) đã xử phạt 2435 vụ vi phạm với tổng số tiền phạt là hơn 6 tỷ euro mà hành vi chủ yếu là do xử lý dữ liệu cá nhân khi chưa được phép [1]. Tại Việt Nam, chỉ riêng trong nửa đầu năm 2025, số lượt vi phạm đã lên tới hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu đã bị mua bán trái phép qua 56 vụ việc bị xử lý [2].
Nhận thấy sự cấp thiết của việc ban hành một khung pháp lý toàn diện, siết chặt kiểm soát hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân, ngày 26/6/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ GDPR. Đáng chú ý là mức xử phạt vi phạm tối đa đối với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là 10 lần khoản thu có được từ hành vi vi phạm, 5% doanh thu của năm liền kề đối với hành vi vi phạm khi chuyển dữ liệu qua biên giới và các vi phạm khác sẽ bị phạt lên đến 3 tỷ đồng. Trong thời gian tới khi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ liên tục ban hành các văn bản hướng dẫn, thắt chặt việc kiểm tra, phát hiện vi phạm trong các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
Tại sao bảo vệ dữ liệu cá nhân vẫn là một bài toán khó tại Việt Nam?
Dữ liệu cá nhân là một khái niệm phái sinh từ “quyền con người” được quy định trong Hiến pháp. Kể từ thời điểm ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có 69 văn bản pháp luật, hơn 10 định nghĩa khác nhau về dữ liệu cá nhân [3]. Sau hơn 2 năm làm quen, thích nghi với chính sách pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng hầu hết cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về các khái niệm, nguyên tắc, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, chưa “hiểu luật” để “làm đúng luật”.
![]() |
Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát một phần từ ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng nho giáo, lịch sử chống ngoại xâm, kháng chiến cứu nước, nền tảng văn hóa coi trọng tình làng nghĩa xóm, buôn có bạn bán có phường,... khiến cho thông tin của cá nhân luôn được công khai rộng rãi, dễ dàng khai thác trong phạm vi cộng đồng.
Do đó, ngay cả khi tiếp thu kinh nghiệm lập pháp từ các quốc gia phương Tây vốn coi trọng sự riêng tư của cá nhân, thì tiêu chuẩn về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam vẫn có sự khác biệt nhất định so với các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này trở thành trở ngại cho cả cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp, cá nhân khi phải chọn lọc, cân nhắc áp dụng các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên cơ sở hài hòa thông lệ quốc tế với bối cảnh văn hóa Việt Nam.
Asia Legal ra mắt công cụ đồng hành cùng doanh nghiệp trong bảo vệ dữ liệu
![]() |
Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Asia Legal hiểu rõ những trở ngại về nhận thức, văn hóa, thói quen đang thách thức doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình hiểu và tuân thủ pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trên cơ sở đó, Data Privacy Vietnam ra đời như một nền tảng giúp người dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách toàn diện, hiệu quả.
Thông qua các bài phân tích chi tiết, so sánh pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam với hệ thống pháp luật phát triển như EU (GDPR), Thụy Sĩ (FADP), Trung Quốc (PIPL),... độc giả theo dõi Data Privacy Vietnam sẽ có cái nhìn đa chiều và hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực này.
Website cũng lưu trữ một thư viện tài liệu tham khảo phong phú, bao gồm các tin tức, bản án, những quy định mới nhất của pháp luật liên quan được cập nhật nhanh chóng và thường xuyên. Đặc biệt, Data Privacy Vietnam còn cung cấp cho doanh nghiệp một checklist hướng dẫn tuân thủ pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tự đánh giá và cải thiện hệ thống bảo vệ dữ liệu của mình.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân và pháp luật doanh nghiệp, vui lòng truy cập www.asialegal.vn, liên hệ qua email [email protected] hoặc gọi số điện thoại (+84) 24 2269 3399. Văn phòng Asia Legal đặt tại tầng 15, tòa nhà HT Building, số 80 đường Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
Data Privacy Vietnam: Chuyển đổi số an toàn bắt đầu từ hiểu đúng về dữ liệu cá nhân -
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia -
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số -
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số -
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu -
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông