Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Dấu hiệu phục hồi và nghịch lý của nền kinh tế
Khánh Linh - 01/08/2015 08:40
 
Đánh giá khả năng đạt các mục tiêu tăng tưởng kinh tế vĩ mô năm 2015 là cao, song điều đó không đồng nghĩa với việc, những điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam đã được tháo gỡ.

Trong buổi công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II/2015: chuyển biến, cơ hội và chính sách của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng nhắc nhiều đến dấu hiệu mà ông gọi là “những nghịch lý” trong các dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn của nền kinh tế.

“Qua các con số, chúng tôi nhìn thấy xu hướng tăng trưởng đang đi lên từ đáy. Nhưng tiềm năng tăng trưởng thì có vẻ lại đang đi xuống. Đây có nghịch lý lớn nhất cần phải làm rõ”, ông Cung nói khi phân tích xu hướng diễn biến tăng trưởng GDP.

Kết quả tăng trưởng trong quý II một phần nhờ như?ng die?n biến đầu tư và tiêu dùng ngắn hạn 	ảnh: đức thanh
Kết quả tăng trưởng trong quý II một phần nhờ những diễn biến đầu tưtiêu dùng ngắn hạn. Ảnh: Đức Thanh

 

Loại trừ các diễn biến mang tính mùa vụ, theo phân tích của CIEM, GDP quý II vẫn thấp hơn so với xu thế trung hạn. Đáng lưu ý là xu thế trung hạn đã giảm trong quý II so với quý I/2015.

“Như vậy, tiềm năng tăng trưởng có phần suy giảm, có thể do đà cải cách thể chế và tái cơ cấu kinh tế chậm lại. Kết quả tăng trưởng trong quý II một phần nhờ những diễn biến đầu tư và tiêu dùng ngắn hạn”, ông Cung phân tích. Chính điều này khiến GDP chỉ tăng trưởng bền vững nếu đi kèm với những cải cách kinh tế sâu rộng hơn.

Như vậy, những điểm sáng về sự trở lại dẫn dắt tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng, mức lạm phát ổn định ở mức thấp, sản xuất và đơn hàng tăng vững chắc, lãi suất ổn định và tín dụng tăng đều trong các tháng đầu năm vẫn chưa đủ để khỏa lấp những vấn đề được xác định là điểm nghẽn tăng trưởng của nền kinh tế.

“Nếu những điểm nghẽn này không được tập trung tháo gỡ tiếp, thì về trung và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề”, ông Cung khẳng định.

Vấn đề lớn nhất, theo ông Cung, vẫn là việc phân bổ và sử dụng vốn.

Hoạt động đầu tư trong quý II có sự gia tăng so với quý I/2015. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm mới đạt 41,2% kế hoạch cả năm. Tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư diễn ra rất chậm ở doanh nghiệp nhà nước (30,1% kế hoạch), vốn trái phiếu chính phủ (30,7%), vốn vay khác của khu vực Nhà nước (39,1%) và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (45,5%).

Cơ cấu này khiến mặc dù hệ số ICOR theo quý đang có xu hướng giảm dần và duy trì mức ổn định, chứng tỏ việc sử dụng nguồn lực của Việt Nam đang hiệu quả hơn, nhưng vẫn chưa đủ để thuyết phục giới nghiên cứu về tính bền vững của quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Theo nghiên cứu về tái cơ cấu kinh tế, ông Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách vĩ mô cho biết, tin tốt về ICOR chủ yếu do yêu cầu giảm đầu tư, vốn ít nên việc lựa chọn dự án tốt hơn thực chất hơn. “Dòng vốn đầu tư vừa qua tập trung vốn vào dự án sắp hoàn thành, nên hệ số ICOR giảm. Song, vấn đề vẫn còn khi tỷ trọng đầu tư công vẫn chiếm cao nhất. Tôi băn khoăn là nếu vẫn duy trì cơ cấu cao như thế này, thì mục tiêu phân bổ nguồn lực thông qua cơ chế thị trường sẽ khó đạt được”, ông Tú Anh phân tích.

Mối lo trở nên lớn hơn khi ông Cung cho rằng, nếu các khoản vay cho đầu tư theo thị trường mà việc phân bổ lại theo hành chính. “Tình hình này lại làm tăng sai lệch thị trường và việc phân bổ vốn tiếp tục kém hiệu quả”, ông Cung lo ngại khi nhắc đến tỷ trọng vốn lớn vẫn đổ vào các ngành kém hiệu quả, có năng suất thấp như xây dựng, ngân hàng, bất động sản.

“Đây lại là nghịch lý của nền kinh tế. Việc giải quyết phải bằng cải cách ở khu vực nhà nước, làm sao để nguồn lực do thị trường thực sự phân bổ chứ không phải do công chức, các bộ ngành phân bổ”, ông Cung khẳng định.

Chính những yếu tố dài hạn chưa giải quyết được ảnh hưởng khá lớn tới các quyết định trong ngắn hạn. Ngay như lạm phát ổn định ở mức thấp như hiện nay vẫn chưa đủ để mức lãi suất cho vay giảm tiếp so kỳ vọng lạm phát vẫn còn.

Cả chỉ tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% trong năm nay và mục tiêu duy trì ổn định tỷ giá tới cuối năm cũng được nhận định là hoàn toàn khả thi, song lại chưa rõ tác động đến nền kinh tế ở trung và dài hạn do cách thức xử lý chưa rõ và cách điều hành tỷ giá đang đòi hỏi những thay đổi phù hợp hơn với tình hình.

Việt Nam sẽ vào top 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron tới Việt Nam, Ngân hàng HSBC dẫn nhận định này của Phòng Thương mại và Đầu tư Anh quốc.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư