
-
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD
-
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp
-
Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp
-
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm
-
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam -
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức dẫn dắt Novaland với cương vị Chủ tịch HĐQT
![]() |
. |
Suy giảm
Theo ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tuy việc gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2018 đạt kế hoạch, nhưng nếu so với mục tiêu Chiến lược Phát triển ngành đề ra ở trong nước là 20 - 30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8 - 12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28 - 42 triệu tấn/năm), thì vẫn chưa hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra.
Đáng nói, đây lại được xem là mấu chốt, quyết định đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn và quy mô, chất lượng phát triển tất cả các lĩnh vực vệ tinh khác (khai thác, công nghiệp khí, chế biến, điện, dịch vụ) theo mục tiêu chiến lược được duyệt.
Năm 2018, gia tăng trữ lượng dầu khí đã đạt 12 triệu tấn dầu quy đổi. PVN có 2 phát hiện dầu khí mới là giếng Mèo Trắng Đông-1X (lô 09-1, VSP) và Thổ Tinh Nam-1X (lô 05- 3/11, Rosneft), đưa 2 mỏ mới vào khai thác.
Như vậy, so với con số 4 triệu tấn của năm 2017, được xem là ở cấp báo động, thì gia tăng trữ lượng dầu khí của năm 2018 đã nhích lên rất nhiều.
Trước đó, năm 2016, gia tăng trữ lượng của PVN đạt 16,66 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2011 - 2015 (năm đạt thấp nhất là 35,3 triệu tấn và năm cao nhất tới 48,8 triệu tấn).
Không chỉ đối mặt với thực tế suy giảm về tìm kiếm, gia tăng trữ lượng, việc khai thác dầu cũng không còn được như giai đoạn trước.
Năm 2018, khai thác dầu thô đạt 13,97 triệu tấn, trong đó, khai thác trong nước đạt 12 triệu tấn và khai thác ở nước ngoài là hơn 1,97 triệu tấn. So với năm 2017 (tổng lượng dầu thô khai thác được là 13,57 triệu tấn từ trong nước và 1,95 triệu tấn ở nước ngoài), có thể thấy, khai thác dầu ngoài nước không có sự chênh lệch lớn, trong khi lượng khai thác trong nước vẫn tiếp tục đà giảm sút.
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn cho hay, hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối, dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên và số lượng giếng khoan mới rất ít, nên hệ số suy giảm sản lượng hàng năm tùy theo mỏ khoảng 15% tới trên 30%. Riêng đối với lô 09-1, do số lượng giếng khoan đan dày mới nhiều, nên hệ số suy giảm sản lượng chỉ khoảng 2,4%. Ngoài ra, do độ ngập nước sản phẩm các giếng đang khai thác cao, giới hạn về công suất của hệ thống thiết bị xử lý nước, một số mỏ có hiện tượng tạo muối và paraffin trong lòng giếng, có hiện tượng cát xâm nhập… ngày càng làm giảm khả năng khai thác của các giếng.
Trong khi đó, các phát hiện dầu khí trong giai đoạn gần đây phần lớn có trữ lượng nhỏ, giá dầu lại thấp, nên hiệu quả kinh tế không cao, dẫn đến số lượng công trình khai thác mới đưa vào để bổ sung sản lượng khai thác rất ít.
Trong năm 2017 và 2018, chỉ có 3 mỏ/công trình mới vào khai thác là giàn Thỏ Trắng-3 thuộc mỏ Thỏ Trắng của Vietsovpetro (năm 2017), Bunga Pakma và Phong Lan Dại (năm 2018).
Nỗ lực thoát khó
Cách đây một năm, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó tổng giám đốc PVN đã bày tỏ sự lo ngại về việc giảm sút hoạt động trong khâu tìm kiếm thăm dò. “Trữ lượng hiện có là kết tinh thành quả của bao năm qua, nếu nay không làm ra được nữa cho mai sau, thì đó là lỗi lớn. Tất cả phải bắt đầu từ tìm kiếm, thăm dò. Thiếu thăm dò sẽ thiếu trữ lượng mỏ, không đủ dầu cung cấp cho các nhà máy lọc dầu, không cung cấp được khí, nguyên liệu cho các nhà máy phân đạm, đặc biệt là không có việc làm”, ông Lâm nhận xét.
Thực tế này dù có cải thiện chút ít trong năm 2018 với kết quả tìm kiếm thăm dò đạt 12 triệu tấn, nhưng xem ra là chưa đủ. Theo PVN, nguồn vốn để thực hiện công tác tìm kiếm thăm dò gặp khó khăn do cơ chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí. PVN đã kiến nghị, đề xuất trong Quy chế Quản lý tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Tìm kiếm, thăm dò có nhiều khó khăn cũng kéo theo thực tế các đơn vị dịch vụ dầu khí gặp rất nhiều thách thức do khối lượng công việc và giá dịch vụ giảm sâu trong 3 năm vừa qua và thường xuyên ở trong tình trạng thiếu việc làm.
Theo ông Nguyễn Quốc Thập, Phó tổng giám đốc PVN, dư địa để tìm kiếm thăm dò vẫn còn và nếu giá dầu cao hơn 80 USD/thùng thì còn làm được nhiều hơn mục tiêu đang đặt ra hiện tại là 10 - 15 triệu tấn gia tăng trữ lượng/năm.
Tại Liên doanh dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro, chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động đang được áp dụng dựa trên nguyên tắc từ gần đến xa, tập trung ưu tiên những lô dầu khí lân cận lô 09.1, sau đó mở rộng dần với những lô xa để có thể kết nối các phát hiện trong tương lai vào hệ thống công nghệ hiện hữu, rút ngắn thời gian chuẩn bị và sớm đưa vào khai thác.
Trong kế hoạch của mình Vietsovpetro cũng ưu tiên nghiên cứu các khu vực đã có phát hiện dầu khí, khu vực có cấu trúc và điều kiện địa chất tương đồng với những khu vực đã được phát hiện dầu khí ở lô 09.1 nhằm tăng khả năng thành công trong tìm kiếm, thăm dò.

-
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm -
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam -
Doanh nghiệp ghi nhận kết quả đột biến nhờ bán tài sản -
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức dẫn dắt Novaland với cương vị Chủ tịch HĐQT -
Một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ -
Diễn đàn Kết nối nông sản 970 cần đáp ứng cao hơn nhu cầu của doanh nghiệp -
EVN lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022, đề xuất thêm giải pháp ngoài tăng giá điện
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)