Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
Dầu thô tăng giá sau khi Fed khẳng định lạm phát đã được kiểm soát
Đông Phong - 05/01/2024 16:36
 
Giá dầu tăng cao trong ngày giao dịch 5/1 sau thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh giá lạm phát đã được kiểm soát.
Một nhà máy lọc dầu ở thành phố Nasiriyah, miền Nam Iraq. Ảnh: AFP
Một nhà máy lọc dầu ở thành phố Nasiriyah, miền Nam Iraq. Ảnh: AFP

Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 31 cent, tương đương 0,4%, lên 77,90 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 43 cent, tương đương 0,6%, lên 72,62 USD vào lúc 05:57 giờ GMT, ngày 5/1.

Cả dầu Brent và WTI đều có xu hướng tăng cao trong ngày giao dịch cuối tuần đầu tiên của năm mới 2024, một diễn biến được cho là bù đắp cho mức trượt giá vào ngày 4/1 sau thông tin về lượng tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất hàng tuần tăng mạnh.

Mặc dù biên bản cuộc họp chính sách trong hai ngày 12-13/2023 của Fed không cung cấp manh mối trực tiếp về việc khi nào Fed tiến hành cắt giảm lãi suất, nhưng nội dung các cuộc thảo luận cho thấy lạm phát đang được kiểm soát và mối lo ngại ngày càng tăng về những rủi ro mà chính sách tiền tệ "hạn chế quá mức" có thể gây ra cho nền kinh tế Mỹ.

Theo đánh giá của Fed, tốc độ tăng trưởng FDP thực tế của Mỹ đang chậm lại so với tốc độ mạnh mẽ trong quý III/20234. Các điều kiện của thị trường lao động tiếp tục thắt chặt, với tăng trưởng việc làm ở mức vừa phải và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Lạm phát năm 2023 đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao và cao hơn mục tiêu dài hạn của Fed là 2%. Tuy nhiên, điều quan trọng là lạm phát tiếp tục có dấu hiệu giảm bớt đáng chú ý.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 3,0% trong 12 tháng tính đến tháng 10/2023, trong khi chỉ số PCE lõi (không bao gồm biến động giá năng lượng và thực phẩm tiêu dùng) tăng 3,5% trong kỳ.

Dựa trên dữ liệu biến động trong 4 quý, chỉ số PCE năm 2023 được dự đoán sẽ tăng dưới 3%, còn chỉ số PCE lõi tăng trên 3%.

Lạm phát Mỹ được kỳ vọng sẽ giảm trong những năm tới do cung và cầu trên thị trường sản phẩm và lao động sẽ chuyển biến tốt hơn. Đến năm 2026, chỉ số PCE tổng thể và chỉ số PCE lõi dự kiến sẽ giảm về mức gần 2%.

Những diễn biến căng thẳng gần đây ở Trung Đông đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu mỏ thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Israel có phát biểu gây chú ý vào ngày 4/1 rằng các lực lượng của nước này đang lên kế hoạch tiếp cận có trọng tâm hơn ở phía Bắc và tiếp tục truy đuổi các thủ lĩnh phong trào Hamas ở phía Nam.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Blinken dự kiến sẽ tới Trung Đông vào thứ Năm tuần tới để tham dự tuần ngoại giao, trong nỗ lực ngăn chặn xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho xăng tuần trước của nước này đã tăng 10,9 triệu thùng lên 237 triệu thùng, đánh dấu mức tăng hàng tuần cao nhất trong hơn 30 năm.

Trái lại, tồn kho sản phẩm chưng cất đã tăng 10,1 triệu thùng lên 125,9 triệu thùng và đây là giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, các chuyên gia của tập đoàn tài chính Hà Lan ING cho rằng vẫn còn nhiều căng thẳng ở Trung Đông sau khi phiến quân Houthi phóng một máy bay không người lái ở khu vực Biển Đỏ còn Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công "trả đũa" ngay giữa thủ đô Baghdad của Iraq.

Kể từ khi cuộc xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra, quân đội Mỹ - đồng minh số 1 của Israel, đã bị tấn công nhiều lần tại Iraq và Syria, bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Dầu thô tăng giá sau lo ngại căng thẳng trên Biển Đỏ
Giá dầu Brent toàn cầu dao động quanh mức 80 USD/thùng trong ngày giao dịch 20/12 trong bối cảnh các nhà giao dịch lo ngại căng thẳng địa chính trị ở...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư