
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc -
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ
![]() |
Một đoạn Quốc lộ 2 qua địa phận huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt đầu tư Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo đó, Dự án có điểm đầu khoảng Km38+600 (nút giao Hợp Thịnh) huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; điểm cuối kết nối với đường đầu cầu Việt Trì mới (khoảng Km49+768,27), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Từ điểm đầu khoảng Km38+600 (nút giao Hợp Thịnh), tuyến đi bám theo đường hiện hữu qua các huyện Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường đến khoảng Km47+00 tuyến rẽ phải đi theo hướng tuyến mới đến khoảng Km48+200 tuyến rẽ trái và đi song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai (đi bên trái đường sắt), kết nối với đường đầu cầu Việt Trì mới (cầu Hạc Trì) khoảng Km49+768,27. Tổng chiều dài tuyến thuộc Dự án là khoảng 11,06 km.
Dự án sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo 11,06 km Quốc lộ 2 để đạt quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật: đường cấp III đồng bằng, 4 - 6 làn xe theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Trong đó, đoạn Km38+600 - Km39+600 có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 18 m, đoạn qua khu vực dân cư xây dựng hệ thống thoát nước dọc; đoạn Km39+600 - Km49+768,27 có quy mô 6 làn xe, nền đường rộng từ 25 m – 26 m, đoạn qua khu vực dân cư xây dựng hệ thống thoát nước dọc.
Dự án xây dựng 3 cầu, trong đó làm mới 1 cầu (cầu Bãi Loan); sử dụng lại cầu cũ, sửa chữa, mở rộng 2 cầu (cầu Kiệu và cầu Thượng Lạp) đảm bảo bề rộng phù hợp với bề rộng nền đường.
Tổng mức đầu tư Dự án là 1.258,179 tỷ đồng, trong đó 2 khoản chi phí lớn nhất là bồi thường hỗ trợ và tái định cư 556,346 tỷ đồng; (đã bao gồm chi phí dự phòng) và chi phí xây dựng 575,721 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện Dự án là hoàn thành năm 2025.
Dự án được đầu tư từ ngân sách Nhà nước (nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc) gồm ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 của Bộ GTVT, mức vốn khoảng 799,74 tỷ đồng (đầu tư theo quy mô quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050); ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, mức vốn khoảng 458,44 tỷ đồng (đầu tư mở rộng theo quy hoạch của địa phương).
Dự kiến kế hoạch vốn bố trí theo tiến độ thực hiện Dự án, trong đó năm 2023 dự kiến bố trí khoảng 13,0 tỷ đồng, năm 2024 dự kiến khoảng 650 tỷ đồng, năm 2025 dự kiến khoảng 595,18 tỷ đồng.
Bộ GTVT giao Ban quản lý các dự án đường thuỷ thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án tuân thủ quy định; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư dự án theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ GTVT trong quá trình quản lý, thực hiện dự án, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ban quản lý các dự án đường thuỷ có trách nhiệm lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai dự án tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền chấp thuận; quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
Đơn vị này cũng phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, đảm bảo khối lượng giải phóng mặt bằng phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt, quản lý chi phí giải phóng mặt bằng của dự án đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ quy định.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 2; từng bước hoàn thiện Quốc lộ 2 theo quy hoạch; tăng cường kết nối các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc với các tỉnh vùng Thủ đô Hà Nội; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực.
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn
-
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc -
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ -
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn -
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới -
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"