-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
Ảnh minh họa. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 413/QĐ – BGTVT phê duyệt Dự án cải tạo khu gian Hoà Duyệt - Thanh Luyện, tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM.
Dự án có mục tiêu cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện tại thuộc khu gian từ Ga Hòa Duyệt đến Ga Thanh Luyện, tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM với tổng chiều dài 12,2 km. Dự án bao gồm các hạng mục công trình chính gồm: nâng cấp, cải tạo 4,8 km đường sắt và cải dịch tuyến mới 7,4 km đường sắt; cải tạo, nâng cấp 2 (ga Hoà Duyệt và ga Thanh Luyện); xây dựng mới 1 cầu, 2 hầm và 13 cống chui dân sinh, 15 cống thoát nước ngang qua đường sắt; hàng rào, đường gom, đường ngang, tường chống đá rơi và lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu, biển báo đồng bộ.
Tổng mức đầu tư Dự án là 1.480 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA từ quỹ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, trong đó vốn vay ODA là 1.239 tỷ đồng); vốn đối ứng là 242 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2027.
Bộ trưởng Bộ GTVT nêu rõ là quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, làm cơ sở để Ban Quản lý dự án đường sắt triển khai thủ tục đàm phán, ký kết thỏa thuận về vốn vay ODA với Nhà tài trợ.
Căn cứ quyết định phê duyệt Dự án, Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai thủ tục đàm phán, ký kết thỏa thuận về vốn vay ODA với Nhà tài trợ. Sau khi thỏa thuận về vốn vay được cấp có thẩm quyền ký kết (nguồn vốn nước ngoài chính thức được bố trí), Ban Quản lý dự án đường sắt trình phê duyệt dự án làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư.
Bộ GTVT giao Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam căn cứ phương án đầu tư đối với từng hạng mục công trình để chủ động cập nhật hiện trạng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi dự án hoàn thành (nhất là các công trình hầm, cầu, ga...) để tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định; đồng thời, thực hiện các thủ tục để xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, nhất là đối với tài sản được giao không còn nhu cầu sử dụng (như đoạn tuyến cũ sau khi được cải tuyến) theo đúng quy định hiện hành.
-
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
-
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
TP.HCM khánh thành và thông xe 10 dự án trong tháng 1/2025 -
Trình Thủ tướng Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo trong quý II/2025 -
Kịch bản nào cho lạm phát năm 2025?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả