-
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm
Thành phố Đà Nẵng vừa thông tin về các giải pháp đảm bảo cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình vốn ngân sách nhà nước, Dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, giai đoạn từ nay đến 2025, thành phố Đà Nẵng cho phép 7 mỏ đá nâng công suất khai thác đã ghi trong giấy phép còn hiệu lực.
Dự án cảng Liên Chiểu Đà Nẵng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. |
Thành phố Đà Nẵng chỉ xem xét nâng công suất đối với các mỏ đang còn thời gian khai thác, trữ lượng khai thác và cao độ các mỏ sau khi khai thác không được thấp hơn cao độ kết thúc khai thác. Nâng công suất không quá 50% công suất hiện tại của các mỏ.
Việc nâng công suất phải đảm bảo phù hợp về môi trường, đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông tại khu vực khai thác và trên đường vận chuyển.
Thành phố Đà Nẵng lưu ý, các mỏ đá được nâng công suất phải cung cấp toàn bộ lượng khoáng sản được nâng công suất này phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước, công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố như các dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu, tuyến cao tốc Hòa Liên-Túy Loan, mở rộng QL14B, cầu Quảng Đà…
Trong năm 2024, chỉ cho phép 7 mỏ nâng công suất khai thác dưới 15% công suất khai thác khoáng sản đã ghi trong giấy phép đang còn hiệu lưu, tổng cộng không vượt quá 177.000 m3 đá thành phẩm, nhưng phải đảm bảo không vượt qua ranh giới và độ sâu cho phép.
Về mỏ đất, đối với 5 giấy phép khai thác đất trong dự án đầu tư xây dựng công trình, TP.Đà Nẵng đã tính toán cấp phép với công suất khai thác và thời gian khai thác để đảm bảo khai thác hết theo trữ lượng.
Đối với 1 giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp của Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông Đà Nẵng-Miền Trung, mỏ đất đồi tại phần mở rộng mỏ Phước Sơn (xã Hòa Ninh, huyện Hoà Vang) đã hết hiệu lực giấy phép, đang gia hạn giấy phép khai thác. Đối với mỏ đất này, TP.Đà Nẵng sẽ xem xét nâng công suất do còn trữ lượng khai thác; trữ lượng còn lại ước đạt gần 284.000 m3 đất nguyên khối/năm; công suất cấp phép là 200.000 m3 đất nguyên khối/năm).
Ngoài ra, đối với các mỏ đất đang lập thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản như Công ty TNHH xây dựng Biên Giới, Công ty TNHH xây dựng phát triển Thái Anh Đà Nẵng, TP.Đà Nẵng xem xét cấp phép tăng công suất trong giai đoạn nhu cầu đất san lấp phục vụ các dự án trọng điểm gia tăng và giảm về công suất phù hợp sau giai đoạn các dự án trọng điểm giảm hoặc không còn nhu cầu.
Ngoài ra, TP.Đà Nẵng cũng tính toán cho phép gia hạn các mỏ đất, đá hiện đang còn thời hạn cấp phép, còn trữ lượng, phù hợp quy hoạch. Nguyên vật liệu đất, đá ở các mỏ gia hạn chỉ cung cấp cho các công trình trọng điểm thành phố...
Đối với các mỏ đã tổ chức đấu giá thành công, thành phố yêu cầu đơn vị trúng đấu giá sớm hoàn thành thủ tục hồ sơ, để sớm đưa mỏ vào khai thác nhằm phục vụ cho nguồn nhu cầu toàn thành phố.
Đối với giải pháp khai thác đất tầng phủ của 3 mỏ đá làm vật liệu san lấp trong quá trình khai thác bao gồm mỏ đá Trường Bản, có trữ lượng đất tầng phủ còn lại khoảng 500.000 m3; mỏ đá Phước Sơn, có trữ lượng đất tầng phủ còn lại khoảng 370.000 m3 và mỏ đá Hố Mùn II mở rộng, có trữ lượng đất tầng phủ còn lại khoảng 250.00 m3, cũng đang được TP.Đà Nẵng kiểm tra, đánh giá để quyết định từng trường hợp cụ thể.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 9 giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường còn hiệu lực với công suất khai thác được cấp phép là 800.500 m3 đá nguyên khối; 6 giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp còn hiệu lực với khối lượng có thể cung cấp trong năm 2024 và 2025 là 2,468 triệu m3 đất san lấp thành phẩm.
Được biết, nhiều dự án trọng điểm tại Đà Nẵng như cao tốc Hòa Liên-Túy Loan, mở rộng QL 14B, cầu Quảng Đà và đường dẫn, cảng Liên Chiểu phần cơ sở hạ tầng dùng chung…đang rất khát nguồn vật liệu đất, đá.
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD
Sở Công thương Nghệ An và Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã tổ chức làm việc với các nhà đầu tư để công bố, cung cấp thông tin các nội dung liên quan đến Dự ánNhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập.
Theo đó, Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập sẽ được triển khai tại thôn Đồng Minh và thôn Đồng Thanh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An trên diện tích khoảng 210 - 360 ha.
Vị trí thực hiện Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập. |
Nhà máy có công suất 1.500 MW, với tổng mức đầu tư khoảng 2,15 tỷ USD, quy mô đầu tư xây dựng dự án bao gồm các hạng mục: Nhà máy điện khí LNG, kho chứa khí, cảng tiếp nhận, đê chắn sóng và các công trình phụ trợ. Nhu cầu LNG của dự án vào khoảng 1,15 triệu tấn/năm và cảng tiếp nhận tàu có trọng tải khoảng 100.000 DWT.
Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập là một trong các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên thuộc danh mục kèm theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) và Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII. Dự án dự kiến đưa vào vận hành thương mại giai đoạn trước năm 2030.
Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An cho biết, tỉnh Nghệ An luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm có cơ hội được tiếp cận thông tin về dự án cũng như các thông tin về quy hoạch liên quan đến dự án, đồng thời, cũng hướng dẫn cho các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư đúng theo quy định pháp luật về đầu tư.
Thời gian bắt đầu tiếp nhận hồ sơ từ ngày 20/9/2024. Các nhà đầu tư quan tâm phối hợp với các sở, ngành liên quan để tìm hiểu, thực hiện các thủ tục tiếp theo. Các sở, ngành, địa phương liên quan tỉnh Nghệ An sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc thông qua Bưu điện gửi về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An; địa chỉ số 16 đường Trường Thi, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thời gian kết thúc tiếp nhận hồ sơ là ngày 5/10/2024.
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Phong Châu Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Theo cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đường bộ, cầu Phong Châu bắc qua sông Thao (sông Hồng) tại vị trí Km18+300 trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ được xây dựng, hoàn thành đưa vào khai thác năm 1995.
Cầu Phong Châu trước khi xảy ra sự cố sập 2 nhịp do mưa lũ. |
Cầu có chiều dài 375,36 m; gồm 08 nhịp được bố trí theo sơ đồ (4x33+66+64+80+21) m; các nhịp 33m là dầm bê tông cốt thép dự ứng lực mặt cắt chữ T, các nhịp chính bằng kết cấu dàn thép; các trụ cầu bằng bê tông cốt thép.
Ngày 9/9/2024, cầu Phong Châu gặp sự cố sập, cuốn trôi trụ T7 và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ).
Sau khi sự cố xảy ra, Cục Đường bộ Việt Nam có Công điện số 14/CĐ-CĐường bộ Việt Nam ngày 09/9/2024 chỉ đạo Sở GTVT Phú Thọ và các đơn vị liên quan khẩn cấp điều động nhân lực, thiết bị tham gia khắc phục các sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
Thực hiện ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT tại buổi kiểm tra hiện trường cầu Phong Châu và đề xuất của UBND tỉnh Phú Thọ, để có giải pháp lâu dài nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến Quốc lộ 32C qua sông Thao (sông Hồng), Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ GTVT xem xét, giao Cục Đường bộ Việt Nam nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; thời gian thực hiện năm 2024- 2025.
Trước đó, vào năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ từng kiến nghị Bộ GTVT đầu tư xây dựng cầu mới thay thế cho cầu Phong Châu và cầu Phú Mỹ (thuộc huyện Tam Nông và huyện Cẩm Khê).
Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên Bộ GTVT mới chỉ ghi nhận kiến nghị nói trên và tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) tăng cường công tác duy tu, sửa chữa cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ từ nguồn bảo trì đường bộ để bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Quảng Trị chuẩn bị các thủ tục để triển khai Quốc lộ 15D
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa chủ trì cuộc họp bàn về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Tại cuộc họp, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây được Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Trị làm cơ quan có thẩm quyền đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chủ trì cuộc họp. |
Dự án có chiều dài tuyến là 42 km, trong đó có 8 km đoạn từ Quốc lộ 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được tỉnh Quảng Trị đề xuất sử dụng vốn Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Trị đã chấp thuận Liên danh nhà đầu tư gồm Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn, Công ty TNHH Nam Tiến và Công ty TNHH Phonesack Việt Nam.
Theo đó, sau quá trình khảo sát nghiên cứu, Liên danh nhà đầu tư đã đề xuất phương án không xây dựng hầm với quy mô 2 làn xe, giải phóng mặt bằng cho 4 làn xe; diện tích dự án chiếm dụng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khoảng 139 ha.
Các phương án thiết kế dự án đều đi qua khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ với diện tích từ 112 ha đến 139 ha, vì vậy phải trình Quốc hội hoặc Chính phủ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Tổng mức đầu tư dự án theo phương án do Liên danh nhà đầu tư đề xuất dự kiến khoảng 4.020 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia vào dự án khoảng 249 tỷ đồng, nhưng đến nay phần vốn này vẫn chưa bố trí được.
Để sớm triển khai dự án, tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan làm việc với Liên danh nhà đầu tư, hướng dẫn, đánh giá năng lực và cam kết thực hiện nhằm sớm triển khai xây dựng công trình dự án.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Lê Đức Tiến giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh nghiên cứu, chuẩn bị các phương án, hình thức đầu tư phù hợp; giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị rà soát bổ sung tỷ lệ nguồn vốn nhà nước tham gia vào dự án theo đề xuất trước đó của UBND tỉnh với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Được biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quốc lộ 15D là quốc lộ chính yếu của khu vực miền Trung, có điểm đầu cảng Mỹ Thủy, điểm cuối cửa khẩu La Lay, tỉnh Quảng Trị. Tổng chiều dài quy hoạch của Quốc lộ 15D là 78 km, đường cấp III-IV, mặt cắt ngang 2 - 4 làn xe.
Về hiện trạng, tuyến Quốc lộ 15D đoạn từ biển Mỹ Thuỷ đến Quốc lộ 1 dài 13,8 km đã được đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng và chưa được nâng cấp thành quốc lộ.
Đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 8 km, được quy hoạch với quy mô mặt cắt ngang rộng 55 m, hiện trạng Quốc lộ 15D đoạn này chưa được đầu tư xây dựng (chưa có đường hiện hữu).
Đoạn từ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 34 km, được quy hoạch với quy mô đường cấp III miền núi, nền đường rộng 9 m, mặt đường rộng 8 m, hiện trạng đoạn tuyến chưa được đầu tư xây dựng.
Đoạn đi trung đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 24 km, hiện trạng quy mô đường cấp IV miền núi, 2 làn xe với nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m.
Đoạn cuối tuyến từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến cửa khẩu quốc tế La Lay dài 2,2 km, đoạn tuyến đã được Bộ GTVT nâng cấp thành Quốc lộ 15D. Hiện trạng tuyến đường cấp IV và cấp VI miền núi, mặt đường bê tông nhựa.
Lên lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tại 24 tuyến cao tốc
Bộ GTVT vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tại các tuyến đường bộ cao tốc do bộ này quản lý giai đoạn đến 2025.
Trung tâm điều hành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của VIDIFI, nơi giám sát hoạt động các phương tiện trên tuyến. |
Theo đó, đối với các trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đã được phê duyệt tại các Dự án đường bộ cao tốc trước thời điểm Nghị định số 25/2023/NĐ-CP ngày 19/5/2023 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tcó hiệu lực, Bộ GTVT sẽ triển khai ngay các thủ tục đầu tư, tổ chức đấu thầu, xây dựng hệ thống giao thông thông minh và trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến.
Cụ thể, 6 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được đưa vào khai thác sẽ triển khai 4 trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến từ năm 2024 gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45 (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Mai Sơn - Quốc lộ 45); Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Nghi Sơn - Diễn Châu); Vĩnh Hảo - Phan Thiết (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Phan Thiết - Dầu Giây (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án).
Đối với 18 tuyến cao tốc đang đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến bắt đầu từ 2024.
Trong số này có 12 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Hàm Nghi - Vũng Áng); Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Bùng - Vạn Ninh); Vạn Ninh - Cam Lộ (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Hoài Nhơn - Quy Nhơn (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Quy Nhơn - Chí Thạnh); Vân Phong - Nha Trang (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau (dự kiến bố trí trong phạm vi tuyến Hậu Giang - Cà Mau).
Sáu đoạn tuyến cao tốc khác cũng có lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến bắt đầu từ 2024 gồm: Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Biên Hoà - Vũng Tàu (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Mỹ Thuận - Cần Thơ, gồm cầu Mỹ Thuận 2 và cầu Cần Thơ 2 (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Tuý Loan (dự kiến bố trí chung 1 trung tâm); Dầu Giây - Tân Phú (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án).
Đối với các đoạn tuyến cao tốc đang chuẩn bị đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng dự án, đảm bảo vận hành đồng bộ khi tuyến đường cao tốc đưa vào khai thác.
Được biết, hệ thống giao thông thông minh (ITS) và trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến là một bộ phận của công trình đường cao tốc, nhằm tối ưu hiệu suất quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, kịp thời, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ” đã đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% các tuyến đường bộ cao tốc có triển khai lắp đặt hệ thống ITS; hình thành được các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có nhu cầu.
Hiện nay, hệ thống ITS đã được đầu tư tại 11/35 đoạn tuyến cao tốc với 12 trung tâm quản lý điều hành giao thông, hỗ trợ quản lý vận hành 645 km/2.021 km đường bộ cao tốc đang khai thác.
Đối với Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, Bộ GTVT dự kiến đầu tư 7 trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến cho 9 dự án thành phần (đối với 3 dự án thành phần PPP, đầu tư trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến riêng; đối với 6 dự án thành phần đầu tư công, bố trí 4 Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến).
Trong đó, 3 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP đã được triển khai đầu tư Hệ thống giao thông thông minh theo Hợp đồng PPP, đảm bảo đồng bộ trong quá trình quản lý vận hành khai thác; các dự án thành phần đầu tư công đang hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống ITS và trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến.
Đề xuất dành thủ tục "đặc biệt" cho dự án đầu tư công nghệ cao
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất dành cho các dự án đầu tư ngành công nghệ cao thủ tục đầu tư đặc biệt với thủ tục ngắn gọn, cấp phép trong vòng 15 ngày.
Vấn đề mới này được nêu trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến chiều 11/9 tại TP.HCM.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhiều điểm mới trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư |
Về việc sửa đổi Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 chính sách mới liên quan đến đầu tư.
Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất đẩy mạnh phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh. Trong đó, phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho UBND cấp tỉnh đối với Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp; dự án đầu tư xây dựng mới bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở xuống thuộc cảng biển đặc biệt.
Việc phân cấp này nhằm tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước cho địa phương, đơn giản hóa giản quy trình, thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các địa phương; hạn chế số lượng các dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai là bổ sung quy định về thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư và sửa đổi quy định về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Trong Dự thảo sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung quy định về thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, tăng sức cạnh tranh, hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam và thích ứng với sự thay đổi của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Đối với việc chấm dứt dự án, bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 2 Điều 48 để quy định việc cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn
bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Việc sửa đổi nhằm tạo căn cứ pháp lý rõ ràng, phù hợp với thực tiễn để chấm dứt hoạt động đối với các dự án không được triển khai thực hiện trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai, góp phần giải phóng nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ ba, vấn đề mới nhất được đề xuất bổ sung vào Luật Đầu tư là thủ tục đầu tư đặc biệt dành cho các dự án công nghệ cao (trung tâm nghiên cứu và phát triển; vi mạch bán dẫn, chip, pin công nghệ mới), đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế.
Về thủ tục đầu tư đặc biệt đề xuất gửi cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất, dự án đầu tư đăng ký theo thủ tục đặc biệt thì không phải thực hiện các thủ tục để được cấp giấy phép, phê duyệt, chấp thuận, cho phép, xác nhận và các yêu cầu khác thuộc các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy, chữa cháy.
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết phù hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy, chữa cháy.
Bà Vũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, quy định này có tính khả thi cao, vì đây là những ngành hẹp chỉ thực hiện tại các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nơi đã có đất sẵn, có hệ thống xử lý nước thải, có hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Đề xuất mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi
UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn gửi Bộ GTVT liên quan đến việc triển khai thực hiện các Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi.
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau đề xuất Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT tiếp tục triển khai thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi và ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn để sớm triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Một đoạn đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn - Đất Mũi. |
“UBND tỉnh Cà Mau sẽ tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo yêu cầu tiến độ và thực hiện công tác phối hợp theo thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương”, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cam kết.
Được biết, Quốc lộ 1 từ TP. Cà Mau đến Năm Căn cùng với đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi là tuyến đường huyết mạch, độc đạo từ TP. Cà Mau đến các đô thị, trung tâm kinh tế lớn như đô thị Năm Căn, Khu kinh tế Năm Căn, kết nối đường bộ đến Mũi Cà Mau - địa điểm cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây là tuyến đường mang tính xương sống, giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh quốc gia, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ tiềm năng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.
Tuy nhiên, hiện trạng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh còn nhỏ hẹp. Quốc lộ 1 phần lớn có quy mô đường cấp IV, 2 làn xe; đường Hồ Chí Minh phần lớn có quy mô tương đương đường cấp V, chỉ đảm bảo 2 làn xe hạn chế (chưa đảm bảo 2 làn xe tiêu chuẩn).
Trong khi đó, lưu lượng giao thông trên tuyến rất cao và không ngừng tăng nhanh, tập trung nhiều phương tiện trọng tải lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông, dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc thu hút đầu tư vào các trung tâm kinh tế như Cảng biển Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn và thu hút khách du lịch đến Mũi Cà Mau.
Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, đây cũng là điểm nghẽn lớn để tỉnh còn nhiều khó khăn như Cà Mau vươn lên phát triển kinh tế - xã hội.
Được biết, việc lập hồ sơ bước đề xuất chủ trương đầu tư (Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi gồm: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn TP. Cà Mau đến Năm Căn; Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Đất Mũi đã được Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh.
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cũng đã hoàn thành hồ sơ, trình Bộ GTVT xem xét. Tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay các dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi dự kiến có quy mô thuộc dự án nhóm A, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến lớn (khoảng 106km), giải pháp kỹ thuật khá phức tạp, nhất là công tác xử lý nền đất yếu. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa có kinh nghiệm làm cơ quan chủ quản các dự án có quy mô và tính chất tương tự.
“Chính vì vậy, việc Bộ GTVT tiếp tục triển khai thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi sẽ phù hợp quy định pháp luật và tình hình thực tế, đảm bảo thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ”, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đánh giá.
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT
Chiều 11/9, tại TP.HCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đấu thầu.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn I dừng thi công từ năm 2020 đến nay do chưa được thanh toán quỹ đất BT - Ảnh: TN |
Nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các địa phương là đưa vào Dự thảo việc, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng quỹ đất theo hướng đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư để khắc phục tối đa các bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện loại hợp đồng này như: tổng mức đầu tư phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình; phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư phải được xác định cụ thể, minh bạch ngay từ giai đoạn lập Dự án.
Dự thảo cũng làm rõ trình tự, thủ tục sử dụng vốn đầu tư công thanh toán cho nhà đầu tư trong trường hợp bồi thường, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Và bổ sung các nguồn vốn thanh toán để chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp dự án PPP gồm: dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; tăng thu ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho chi đầu tư phát triển.
Trong Dự thảo cũng đưa ra những quy định nhằm xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp. Trong đó, cho phép áp dụng Luật PPP trong trường hợp hợp đồng được ký kết trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành mà chưa có quy định điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
Đồng thời, Dự thảo cũng quy định cụ thể cách thức xử lý đối với hợp đồng dự án BT có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký hợp đồng căn cứ ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước để bảo đảm xử lý dứt điểm các dự án BT chuyển tiếp, góp phần khai thông nguồn lực đất đai đang tồn đọng ở các dự án này.
Với các quy định được đưa ra trong Dự thảo, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM rất đồng tình với các nội dung này và cho rằng, nếu được Quốc hội thông qua thì tháo gỡ rất nhiều vướng mắc đang gặp phải trong quá trình thực hiện các dự án BT.
Bởi vì thực tế hiện nay, TP.HCM có nhiều dự án BT vướng mắc nhiều năm chưa giải quyết xong. Trong đó, phải kể đến Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn I, có mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Dự án này bế tắc trong việc thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư dẫn đến Dự án dừng thi công từ năm 2020 đến nay chưa giải quyết xong việc thanh toán để nhà đầu tư thi công hoàn thành công trình.
Ngoài ra, TP.HCM còn có 2,7 km đường Vành đai 2 đầu tư theo hình thức BT cũng tắc nghẽn từ năm 2027 đến nay chưa thanh toán cho nhà đầu tư.
Tương tự là Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng cũng gặp khó khăn trong việc thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư. Mới đây, UBND TP.HCM quyết định chấm dứt đầu tư theo hình thức BT để chuyển sang hình thức đầu tư công.
Từ những vướng mắc mà TP.HCM đang gặp phải, ông Quách Ngọc Tuấn kiến nghị, đối với hợp đồng BT trả bằng đất nên quy định khi có quỹ đất rồi thì mới thực hiện lựa chọn nhà đầu tư để tránh trường hợp chọn nhà đầu tư xong không có đất để trả.
Đồng thời, cần quy định cụ thể thời điểm xác định giá đất là tài sản công để thanh toán cho dự án BT, nếu không quy định rõ thì nhà đầu tư và chính quyền sẽ có các quan điểm khác nhau dẫn đến không thực hiện được.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng kiến nghị trong quá trình thực hiện dự án BT nếu phát sinh tăng chi phí dự án mà lỗi không phải của nhà đầu tư thì cần quy định rõ việc thanh toán bổ sung chi phí này như thế nào, loại tài sản thanh toán, thời điểm thanh toán?
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
Ngày 11/9, trong khuôn khổ cuôc họp báo với chủ đề “Kinh nghiệm của Pháp trong công tác hỗ trợ giao thông bền vững tại Việt Nam”, Đại sứ quán Pháp đã có thông tin liên quan đến tuyến đường sắt đô thị số 3, TP. Hà Nội.
Người dân Thủ đô háo hức trải nghiệm đi tàu tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trong những ngày đầu đưa vào khai thác thương mại. |
Theo Đại sứ quán Pháp, đoạn trên cao của tuyến đường sắt số 3 TP. Hà Nội (gồm 8 ga) đã được vận hành thương mại vào ngày 8/8/2024.
Đoạn tuyến trên cao kết nối Nhổn đến Cầu Giấy với chiều dài 8 km bằng phương tiện giao thông đảm bảo môi trường và giảm ùn tắc cho Thủ đô Hà Nội. Đoạn tuyến đi ngầm (4 ga tiếp theo đến ga Hà Nội) sẽ được vận hành vào cuối năm 2027.
Được biết, Dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội có định danh là tuyến số 3.1 được tài trợ từ nguồn vốn vay ODA của 4 nhà tài trợ (Chính phủ Pháp; Cơ quan Phát triển Pháp; ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Phát triển châu Á) và nguồn vốn đối ứng từ Ngân sách TP. Hà Nội.
Dự án chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài tuyến chính 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm khoảng 4 km với đường sắt khổ đôi 1.435 m. Hệ thống nhà ga của Dự án gồm 8 ga trên cao (ga S1 đến ga S8), 4 ga ngầm (ga S9 đến ga S12).
Phương tiện vận tải bao gồm đầu máy toa xe lựa chọn loại kích thước “trung bình”; loại xe B (theo tiêu chuẩn Châu Âu) có chiều rộng từ 2,75-3 m; chiều dài đoàn tàu khoảng 80 m (với đoàn tàu 4 toa), khoảng 100 m (với đoàn tàu 5 toa). Số toa của đoàn tàu theo giai đoạn phân kỳ đầu tư từ 4 toa đến 5 toa/đoàn tàu.
Ông Oliver Brochet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, việc khánh thành đoạn đi trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đã chứng tỏ năng lực của toàn thể đội ngũ Pháp - Việt Nam trong việc triển khai tốt các dự án hạ tầng đầy tham vọng trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Điều này cũng thể hiện cam kết của Pháp trong việc đồng hành cùng Việt Nam trong công tác chuyển đổi hướng tới nền kinh tế phi các bon, đặc biệt thông qua việc cung cấp các giải pháp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
Đại diện Đại sứ quán Pháp cho biết là, tuyến đường sắt đô thị số 3 sẽ được kéo dài, tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và xuống phía Nam của TP. Hà Nội tới Hoàng Mai với khoảng 8 km đi ngầm.
Phần tuyến kéo dài này sẽ được hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ Châu Âu là Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Theo Đề án phát triển đường sắt đô thị TP. Hà Nội đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan liên quan, tuyến đường sắt đô thị số 3: Trôi - Nhổn - Yên Sở có chiều dài 57,3 km. Đây là tuyến đường sắt đô thị dài nhất ở Thủ đô trong tổng số 15 tuyến đường sắt đô thị dự kiến triển khai trong giai đoạn đến năm 2035.
Tuyến được chia làm 3 phân đoạn, trong đó đoạn tuyến 3.1: Nhổn - ga Hà Nội đang được triển khai xây dựng; đoạn tuyến 3.2: ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,8 km, chủ yếu đi ngầm.
Từ điểm đầu ga Hà Nội, tuyến 3.2 sẽ đi đến các ga: Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Tam Trinh, Yên Sở. Tổng kinh phí xây dựng tuyến 3.2 ước khoảng 1,753 tỷ USD.
Tuyến 3.3: Nhổn - Trôi và kéo dài đi Sơn Tây sẽ đi theo hướng Nhổn - Quốc lộ 32 - Sơn Tây với chiều dài khoảng 36 km. Tuyến 3.3 hoàn toàn đi trên cao với khoảng 14 ga. Kinh phí xây dựng tuyến 3.3 ước khoảng 2,88 tỷ USD.
Thông tin quy mô đầu tư xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô Hà Nội
Tại Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, UBND TP. Hà Nội cho biết là có 10 tuyến đường sắt đô thị được đề cập trong Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 519) và cập nhật theo các nghiên cứu đến nay. Các tuyến đường sắt đô thị này có tổngchiều dài 397,8 km, gồm:
Tuyến đường sắt đô thị số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh có chiều 38,6 km, gồm 20 ga, tổng mức đầu tư 2,895 tỷ USD. Tuyến đường sắt đô thị số 1 được chia làm 2 phân đoạn.
Đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên đi theo trục đường Ngọc Hồi - ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên dài 28,6 km, đi hoàn toàn trên cao với 15 ga.
Đoạn Gia Lâm - Dương Xá đi theo trục đường Gia Lâm - Nguyễn Văn Linh - Ngọc Thuỵ dài 10 km, đi hoàn toàn trên cao với 5 ga,
Tuyến đường sắt đô thị số 2: Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi có chiều dài 47,3 km, gồm 33 ga, tổng mức đầu tư 5,735 tỷ USD. Tuyến được chia làm 4 phân đoạn.
Đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dài 11,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,9 km, đoạn đi ngầm dài 2,6 km; gồm 10 ga; đi theo trục Nam Thăng Long - Nguyễn Văn Huyên - Thuỵ Khê - Phan Đình Phùng - Hàng Bài.
Đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình dài 5,9 km đi hoàn toàn trên cao; gồm 6 ga; đi theo trục Hàng Bài - Phố Huế - Đại Cồ Việt - Chùa Bộc - Tây Sơn - Thượng Đình.
Đoạn Nam Thăng Long - Nội Bài dài 19,7 km, gồm 15,6 km đi trên cao và 4,1 km đi ngầm; gồm 12 ga; tuyến đi theo trục Nam Thăng Long - Phú Thượng - Võ Nguyên Giáp - Nội Bài.
Đoạn kéo dài đi Sóc Sơn dài 33 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga.
Tuyến đường sắt đô thị số 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai có chiều dài 33 km, gồm 12 ga, tổng mức đầu tư 1,777 tỷ USD. Tuyến được chia làm 2 phân đoạn.
Đoạn Cát Linh - Hà Đông (đã hoàn thành, khai thác từ 6/11/2021) dài 13 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga.
Đoạn kéo dài đi Xuân Mai có chiều dài 20 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga; tuyến đi theo trục Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Xuân Mai.
Tuyến đường sắt đô thị số 3: Trôi - Nhổn - ga Yên Sở có chiều dài 57,3 km; gồm 33 ga; tổng mức đầu tư 6,106 tỷ USD. Tuyến được chia làm 3 phân đoạn.
Đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm dài 4 km; gồm 12 ga; tuyến đi theo trục Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Kim Mã - Cát Linh - ga Hà Nội.
Đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai) dài 8,8 km, đi ngầm hoàn toàn; gồm 7 ga; tuyến đi theo trục ga Hà Nội - Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Tam Trinh - Yên Sở.
Đoạn Nhổn - Trôi và kéo dài đi Sơn Tây dài 36 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 14 ga; tuyến đi theo trục Nhổn - Quốc lộ 32 - Sơn Tây.
Tuyến đường sắt đô thị số 4: Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà có chiều dài 54 km, gồm 41 km đi trên cao và 13 km đi ngầm; gồm 41 ga; tổng mức đầu tư 4,957 tỷ USD; tuyến đi theo trục Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Vành đai 2,5 – Cổ Nhuế - Liên Hà.
Tuyến đường sắt đô thị số 5: Văn Cao – Hoà Lạc có chiều dài 38,4 km, gồm 31,9 km đi trên cao và 6,5 km đi ngầm; gồm 20 ga; tổng mức đầu tư 4,957 tỷ USD; tuyến đi theo trục Văn Cao – Ngọc Khánh – Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 – Hoà Lạc.
Tuyến đường sắt đô thị số 6: Nội Bài – Ngọc Hồi có chiều dài 43 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 29 ga; tổng mức đầu tư 2,408 tỷ USD; tuyến đi theo trục Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi.
Tuyến đường sắt đô thị số 7: Mê Linh – Hà Đông có chiều dài 28 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 23 ga; tổng mức đầu tư 2,408 tỷ USD; tuyến đi theo trục Mê Linh – Khu đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội.
Tuyến đường sắt đô thị số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá có chiều dài 39,2 km; trong đó đoạn đi trên cao dài 24,2 km và 15 km đi ngầm; gồm 26 ga; tổng mức đầu tư 5,944 tỷ USD; tuyến đi theo trục Sơn Đồng – Mai Dịch – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá.
Tuyến kết nối các đô thị vệ tinh: Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai dài 32 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 10 ga; tổng mức đầu tư 2,752 tỷ USD; tuyến đi theo trục Sơn Tây – Quốc lộ 21 – Hoà Lạc – Xuân Mai.
Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị nói trên, UBND TP. Hà Nội đang nghiên cứu bổ sung thêm 5 tuyến đường sắt theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô gồm:
Tuyến đường sắt đô thị 1 A: Ngọc Hồi – Sân bay thứ 2 phía Nam có chiều dài 29 km gồm 27 km đi trên cao và 2 km đi ngầm; gồm 10 ga; tổng mức đầu tư 2,365 tỷ USD; tuyến đi theo trục Ngọc Hồi – đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên – Sân bay thứ 2 phía Nam.
Tuyến đường sắt đô thị số 9: Mê Linh – Cổ Loa – Dương Xá có chiều dài 48 km; đi hoàn toàn trên cao; gồm 24 ga; tổng mức đầu tư 3,84 tỷ USD; tuyến đi theo trục Mê Linh – Cổ Loa – Yên Viên – Dương Xá.
Tuyến đường sắt đô thị số 10: Cát Linh – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Yên Nghĩa có chiều dài 12 km gồm 8 km đi trên cao và 4 km đi ngầm; 12 ga; tổng mức đầu tư 1,32 tỷ USD; tuyến đi theo trục Cát Linh – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Tố Hữu – Nguyễn Thanh Bình – Yên Nghĩa.
Tuyến đường sắt đô thị số 11: Vành đai 2 – Trục phía Nam – Sân bay thứ 2 phía Nam có chiều dài 42 km gồm 33 km đi trên cao và 9 km đi ngầm; gồm 16 ga; tổng mức đầu tư 4,17 tỷ USD; tuyến đi theo trục Vành đai 2 – đường Hà Nội – Xuân Mai – Đường trụ phía Nam – Sân bay thứ 2 phía Nam.
Tuyến đường sắt đô thị số 12: Xuân Mai – Phú Xuyên có chiều dài 45 km; đi hoàn toàn trên cao; gồm 18 ga; tổng mức đầu tư 3,87 tỷ USD; tuyến đi theo trục Xuân Mai – Quốc lộ 21 – đường trục Bắc Nam – đường Đỗ Xá Quan Sơn – Phú Xuyên.
Tuyến 1: đoạn kéo dài từ Dương Xá đến Lạc Đạo (chưa xem xét đầu tư): tuyến đi theo trục Gia Lâm – Nguyễn Văn Linh – Phú Thuỵ - Như Quỳnh – Lạc Đạo.
Tuyến 2: điều chỉnh đoạn từ Trần Hưng Đạo – Chợ Mơ – Ngã Tư Sở - Hoàng Quốc Việtcó chiều dài 6,7 km; đi ngầm hoàn toàn; gồm 6 ga; tổng mức đầu tư 1,139 tỷ USD.
Tuyến 7: đoạn Mê Linh – Nội Bài dài 18 km; đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga; tổng mức đầu tư 1,548 tỷ USD; tuyến di theo trục Mê Linh – Quang Minh – Thanh Xuân – Nội Bài.
Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh
Ngày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh.
Quy mô đầu tư Dự án gồm nâng cấp, mở rộng tuyến đường hiện có với chiều dài khoảng 1.054 m; chiều rộng mặt đường 9 m, bề rộng vỉa hè 2 x 3 = 6m; cao độ hoàn thiện tại mép đường là +2,63 m; tải trọng trục 10 tấn. Bên cạnh đó là hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh dọc hai bên vỉa hè…
Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm phục vụ việc đi lại của người dân, đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá, phát triển hạ tầng giao thông, kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật khu vực, tạo điều kiện giúp địa phương hoàn thành tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 140 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí xây dựng và chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (khoảng 110 tỷ đồng); phần còn lại sử dụng vốn ngân sách thị xã Bình Minh.
Tiến độ thực hiện Dự án năm 2023 - 2026.
UBND tỉnh Vĩnh Long giao UBND thị xã Bình Minh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Bình Minh (chủ đầu tư) triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Đã tìm được nhà thầu thi công gói thầu hơn 6.000 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Gói thầu số 4.7 “Thi công xây dựng & lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác đã thuộc về liên danh do Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không đứng đầu.
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa ký Quyết định số 3828/QĐ - TCTCHKVN phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 4.7 “Thi công xây dựng & lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác của Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Theo đó, nhà thầu trúng thầu là Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC) - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam - Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy.
Giá trúng thầu là 6.267,991 tỷ đồng (giá gói thầu 6.368,224 tỷ đồng), đạt tỷ lệ tiết kiệm 1,6%; thời gian thực hiện hợp đồng là 23 tháng, rút ngắn 2 tháng so với tiến độ mời thầu 25 tháng. Thời gian trên không bao gồm trường hợp bất khả kháng và gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có). Hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh.
Mới đây lãnh đạo ACV cho biết dự án sẽ xong phần thi công toàn bộ hạng mục kết cấu bêtông cốt thép vào tháng 9/2024. phần xây dựng nhà ga sẽ xong trước năm 2025, lắp dựng mặt đứng trước tháng 3/2026. Song song với công tác hoàn thiện, nhà thầu cho lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026, phấn đấu đưa vào khai thác nhà ga trước 31/8/2026, đón chuyến bay thương mại đầu tiên dịp 2/9/2026.
Ngoài tiến độ các gói thầu đang được đảm bảo, ACV đang kiến nghị Quốc hội cho phép xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và triển khai thi công san nền khu vực nhà ga T3 để tránh việc "phát tán bụi" khi sân bay hoạt động.
Bình Định thành lập cụm công nghiệp mới hơn 18 ha để phục vụ di dời doanh nghiệp
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng, gọi tắt là Dự án CCN Bùi Thị Xuân mở rộng).
Theo đó, hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2, Điều 13, Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Quyết định số 2259, ngày 25/6/2024 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dự án CCN Bùi Thị Xuân mở rộng có diện tích hơn 18,3 ha, trong đó đất sản xuất công nghiệp là hơn 12,7 ha được thực hiện tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn. Thời gian hoàn thành trong vòng 36 tháng.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 85,32 tỷ đồng, bao gồm chi phí thực hiện là 71,82 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư chính của dự án bao gồm san nền; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện; cây xanh.
Theo UBND tỉnh Bình Định, ngoài việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; mục tiêu của dự án là ưu tiên và tạo quỹ đất để di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất trong Cụm công nghiệp Quang Trung và Cụm công nghiệp Nhơn Bình (CCN) vào sản xuất tập trung tại CCN Bùi Thị Xuân mở rộng.
Trước đó, vào ngày 20/3/2024, UBND tỉnh Bình Định có quyết định về địa điểm di dời 3 cụm công nghiệp đang hoạt động.
Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại CCN Quang Trung và CCN Nhơn Bình di dời đến CCN Bùi Thị Xuân; đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động dịch vụ kho bãi di dời vào khu kho bãi tập trung theo quy hoạch của tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại CCN Gò Đá Trắng di dời đến CCN Tân Đức (phần mở rộng).
Đồng thời, các doanh nghiệp di dời sẽ được hỗ trợ 7 năm tiền thuê cơ sở hạ tầng tại vị trí mới đối với phần diện tích tương ứng với diện tích thu hồi tại nơi cũ.
Cùng với đó, doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động thực hiện di dời, bàn giao đất, tài sản và nhận mặt bằng tại địa điểm mới trước 12 tháng sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí theo diện tích được cho thuê với mức hỗ trợ dưới 1.000 m2, hỗ trợ một lần 400 triệu đồng; từ 1.000m2 đến dưới 10.000m2, hỗ trợ một lần 500 triệu đồng; từ 10.000 m2 trở lên, hỗ trợ một lần 600 triệu đồng…
Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hết thời hạn thuê đất tại các 3 CCN trên thì không được hỗ trợ; nếu thực hiện di dời và bàn giao mặt bằng cho Nhà nước trước 12 tháng thì được thưởng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 100 triệu đồng cho mỗi đơn vị.
Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận
Thông cáo báo chí trên website https://scatec.com/ cho hay, Sustainable Asia Renewable Assets (SARA) là một nền tảng năng lượng tái tạo của Quỹ Chuyển đổi năng lượng châu Á SUSI (SAETF). Scatec sẽ nhận được khoản tiền trả trước là 27 triệu USD cho 100% cổ phần của mình khi giao dịch hoàn tất. Ngoài ra có thể nhận thêm được 13 triệu USD tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định được đáp ứng trước tháng 5/2026.
Trang trại điện gió Đầm Nại là một điểm check in được giới trẻ yêu thích tại Ninh Thuận. Ảnh: sưu tầm |
“Chúng tôi đã quyết định rút khỏi Việt Nam sau khi vận hành Trang trại điện gió Đầm Nại kể từ khi mua lại từ SN Power vào năm 2021. Chúng tôi hài lòng với mức giá đã thỏa thuận và việc bán tài sản này phù hợp với chiến lược của chúng tôi nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư và tập trung vào các thị trường mà chúng tôi thấy có nhiều cơ hội tăng trưởng hấp dẫn hơn.
Chúng tôi tin tưởng rằng, SUSI sẽ tiếp tục đóng góp vào hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam. Chúng tôi muốn cảm ơn đội ngũ địa phương của mình vì những đóng góp của họ trong những năm qua, cũng như các đối tác, bên liên quan trong Chính phủ và các bên cho vay của chúng tôi”, Tổng giám đốc điều hành Scater, ông Terje Pilskog cho biết.
Tổng nợ ròng chịu lãi liên quan đến Trang trại điện gió Đầm Nại là khoảng 28 triệu USD vào cuối quý II/2024, tương đương với giá trị doanh nghiệp giao dịch lên tới 68 triệu USD, bao gồm cả khoản thanh toán thu nhập dự phòng. Trang trại điện gió cũng đã tạo thêm dòng tiền vào vốn chủ sở hữu cho Scatec là khoảng 14 triệu USD kể từ khi mua lại vào năm 2021.
Giao dịch dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, tùy thuộc vào các phê duyệt theo quy định thông thường. Ở cấp độ Tập đoàn Scatec, giao dịch ước tính sẽ tạo ra khoản lãi khoảng 8 triệu USD trên cơ sở hợp nhất.
Nhà máy Điện gió Đầm Nại nằm ở tỉnh Ninh Thuận, bao gồm 15 máy phát điện tua bin gió Siemens với tổng công suất 39 MW.
Công ty cổ phần Điện gió Đầm Nại trở thành công ty con do Scatec sở hữu 100% khi Scatec Solar Netherlands BV mua lại SN Power Vietnam Renewables BV vào tháng 5/2021.
Scatec là nhà cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo hàng đầu. Scatec đang quản lý 4.221 MW và đang xây dựng 462 MW.
Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Cảng hàng không Quảng Trị - một Dự án được đầu tư theo phương thức PPP. |
Công văn số 6549/VPCP-CN ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ nêu: Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Bộ tài chính về việc đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai xây dựng các Nghị định sửa đổi Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ đồng thời với quá trình xây dựng, hoàn thiện các nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức PPP và Luật Đấu thầu.
Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức PPP và Luật Đấu thầu để bảo đảm giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng BT như báo cáo của Bộ Tài chính; tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15/8/2019 của Chính phủ để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng BT thuộc thẩm quyền của Chính phủ đồng thời với quá trình xây dựng, hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức PPP và Luật Đấu thầu.
Luật Đầu tư theo phương thức PPP được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Để bảo đảm thực hiện Luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP.
Ngoài ra, trước khi Luật Đầu tư theo phương thức PPP có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15/8/2019 quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ khi Luật PPP và các Nghị định quy định chi tiết Luật này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2022, có 24 dự án PPP mới được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP (10 dự án đã được phê duyệt, 14 dự án đang chuẩn bị đầu tư) và 295 dự án PPP (trong đó có 160 dự án áp dụng loại hợp đồng BT) đang thực hiện theo quy định chuyển tiếp của Luật này. Hầu hết các dự án PPP mới triển khai theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP đều là các dự án trọng điểm, có quy mô lớn của quốc gia.
Tuy nhiên, việc thực hiện các Nghị định về đầu tư theo phương thức PPP còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Cụ thể:
Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP: (i) Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu phải đáp ứng đối với dự án PPP lớn hơn so với thực tiễn và nhu cầu thu hút đầu tư của địa phương, dẫn đến khó thu hút các dự án quy mô nhỏ có tiềm năng, hấp dẫn nhà đầu tư thông qua PPP; (ii) Quy định về việc cơ quan ký kết hợp đồng chỉ thanh toán tối đa 50% giá trị khối lượng đã hoàn thành đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc thu xếp vốn để thực hiện toàn bộ dự án PPP; (iii) Quy định chuyển tiếp, điều khoản thi hành đối với các dự án PPP nói chung và dự án BT nói riêng cần được bổ sung để tháo gỡ vướng mắc trong chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, thanh toán, quyết toán, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi và điều chỉnh thiết kế xây dựng...
Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án PPP: (i) Chỉ tiêu phân tích, đánh giá phương án tài chính của dự án trong từng lĩnh vực chưa đầy đủ, dẫn đến lúng túng trong thẩm định tính khả thi về tài chính; (ii) Quy định về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP chưa đồng bộ và thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức PPP; (iii) Nguồn vốn thanh toán cho dự án PPP loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (hợp đồng BTL), hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (Hợp đồng BLT) chưa được quy định cụ thể trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên là cơ quan ký kết hợp đồng...
Nghị định số 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT: (i) Chưa có quy định về điều kiện để cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng khu đất đã giải phóng mặt bằng hoặc trụ sở cơ quan nhà nước giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT; (ii) Thiếu quy định xử lý phần kinh phí nhà đầu tư đã ứng trước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng...
Do vậy, việc xem xét sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP là cần thiết, bảo đảm căn cứ pháp lý và thực tiễn cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ.
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Cụ thể, Phó thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú.
Dự án được triển khai tại xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng vốn đầu tư 1.939,641 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Bảm bảo chính xác các nội dung thẩm định theo quy định
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình có trách nhiệm bảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng phần diện tích quy hoạch phát triển khu công nghiệp Hưng Phú còn lại (5,92 ha) theo quy định của pháp luật; đánh giá nhu cầu sử dụng phần diện tích này để có phương án điều chỉnh giảm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quản lý khu công nghiệp, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành.
Đồng thời, kiểm tra, giám sát đảm bảo việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt; tuân thủ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã phân bổ cho tỉnh Thái Bình.
Bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó có đất trồng lúa để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật; có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa khác để bù lại đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định; kiểm tra, giám sát việc bóc tách, sử dụng tầng đất mặt theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô diện tích, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án.
Chỉ đạo các cơ quan có liên quan và nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, tài nguyên nước và phòng chống thiên tai; có phương án thiết kế xây dựng đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn đê và việc quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi, khả năng canh tác của người dân trong khu vực.
Trường hợp trong khu vực thực hiện dự án có tài sản công, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện sắp xếp lại, xử lý tài sản công trong khu vực thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước.
Việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý (nếu có) phải đáp ứng tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Thực hiện cam kết về việc bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở, các công trình dịch vụ, tiện ích cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp Hưng Phú theo đồ án quy hoạch chung đô thị Nam Phú, huyện Tiền Hải đã được phê duyệt.
Đảm bảo vị trí, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và các cơ quan có liên quan rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện dự án không có công trình di sản văn hóa vật thể hoặc ảnh hưởng đến sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Thái Bình; phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Hưng Phú đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo vị trí, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác có liên quan;
Thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phù hợp với định hướng tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương hướng phát triển các khu công nghiệp theo quy định tại điểm b mục 3 Phần V Điều 1 Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định tại Phụ lục II Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Yêu cầu nhà đầu tư: (i) trong quá trình triển khai dự án nếu có công trình sâu dưới mức -100m hoặc phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khoáng sản; (ii) phối hợp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm cho thuê đất; giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo cam kết để thực hiện dự án; việc đáp ứng đủ các điều kiện của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư về việc đảm bảo điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP.
Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi đáp ứng đủ điều kiện
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú (nhà đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án theo Quyết định này; chịu mọi rủi ro, chi phí và chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Luật Đầu tư trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về đất đai; tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
Sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo đúng cam kết để thực hiện dự án và tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; chỉ được thực hiện dự án sau khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bao gồm được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và có trách nhiệm nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tuân thủ quy định tại Điều 57 Luật Trồng trọt và Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP; thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan; ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư...
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang.
Quy mô diện tích của Dự án là 105,5 ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng. Ảnh đồ hoạ minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm
Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Hightech. Quy mô diện tích của dự án là 105,5 ha. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Châu Minh, Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Vốn đầu tư của dự án 1.256,155 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 190,308 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Phó thủ tướng giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không quá 18 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin, số liệu báo cáo và các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; tiếp thu ý kiến của các Bộ tại hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với các nội dung trong phạm vi thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đảm bảo nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện các nội dung, điều kiện theo quy định trong quá trình thực hiện dự án.
Đảm bảo việc phân bổ chỉ tiêu đất khu công nghiệp cho dự án phù hợp với tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt; tổng hợp, đảm bảo dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Bắc Giang và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Hiệp Hòa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tổ chức lập, thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân, đối tượng bị thu hồi đất; đảm bảo các quyền lợi chính đáng và sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân, đối tượng bị thu hồi đất, tránh xảy ra khiếu nại, khiếu kiện gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương; lưu ý nhà ở để phục vụ tái định cư phải có đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đảm bảo yêu cầu đối với phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang kiểm tra, xác định việc đáp ứng điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trước thời điểm nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án; kiên quyết thu hồi đất của các nhà đầu tư hạ tầng không có năng lực, để chậm tiến độ nhằm sử dụng có hiệu quả đất khu công nghiệp để tạo môi trường đầu tư lành mạnh tại Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thực hiện trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp xác định có tài sản công thì xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước.
Tổ chức lập, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm và các quy hoạch phân khu có liên quan theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo kết nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội giữa các phân khu; quản lý, giám sát, hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án phù hợp với các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt.
Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, ít sử dụng lao động và tài nguyên; đảm bảo khoảng cách an toàn giữa khu công nghiệp với khu vực xung quanh, xây dựng các phương án quan trắc để giám sát hoạt động xả thải tại khu công nghiệp...
Thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết
Nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Hightech chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu hoàn toàn trách nhiệm và các rủi ro, chi phí có liên quan trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về đất đai theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Luật Đầu tư; tiếp thu ý kiến của các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tại hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Chỉ thực hiện dự án sau khi việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 182 Luật Đất đai số 31/2024/QH15; tuân thủ quy định tại Điều 57 Luật Trồng trọt và Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường, trong đó có đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tuân thủ quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật về tài nguyên nước trong quá trình triển khai dự án.
Nhà đầu tư góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết, đảm bảo đáp ứng điều kiện của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về đất đai; cụ thể hóa phương án vay vốn bằng hợp đồng tín dụng; ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện dự án...
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu