Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thông tin quy mô đầu tư xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô Hà Nội
Anh Minh - 13/09/2024 08:30
 
Đã có thể hình dung bước đầu về quy mô xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị dựa trên Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô đang được UBND TP. Hà Nội hoàn thiện.
Tuyến đường sắt đô thị số 2A: Cát Linh – Hà Đông.
Tuyến đường sắt đô thị số 2A: Cát Linh – Hà Đông.

Tại Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, UBND TP. Hà Nội cho biết là có 10 tuyến đường sắt đô thị được đề cập trong Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 519) và cập nhật theo các nghiên cứu đến nay. Các tuyến đường sắt đô thị này có tổngchiều dài 397,8 km, gồm:

Tuyến đường sắt đô thị số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh có chiều 38,6 km, gồm 20 ga, tổng mức đầu tư 2,895 tỷ USD. Tuyến đường sắt đô thị số 1 được chia làm 2 phân đoạn.

Đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên đi theo trục đường Ngọc Hồi - ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên dài 28,6 km, đi hoàn toàn trên cao với 15 ga.

Đoạn Gia Lâm - Dương Xá đi theo trục đường Gia Lâm - Nguyễn Văn Linh - Ngọc Thuỵ dài 10 km, đi hoàn toàn trên cao với 5 ga,

Tuyến đường sắt đô thị số 2: Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi có chiều dài 47,3 km, gồm 33 ga, tổng mức đầu tư 5,735 tỷ USD. Tuyến được chia làm 4 phân đoạn.

Đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dài 11,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,9 km, đoạn đi ngầm dài 2,6 km; gồm 10 ga; đi theo trục Nam Thăng Long - Nguyễn Văn Huyên - Thuỵ Khê - Phan Đình Phùng - Hàng Bài.

Đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình dài 5,9 km đi hoàn toàn trên cao; gồm 6 ga; đi theo trục Hàng Bài - Phố Huế - Đại Cồ Việt - Chùa Bộc - Tây Sơn - Thượng Đình.

Đoạn Nam Thăng Long - Nội Bài dài 19,7 km, gồm 15,6 km đi trên cao và 4,1 km đi ngầm; gồm 12 ga; tuyến đi theo trục Nam Thăng Long - Phú Thượng - Võ Nguyên Giáp - Nội Bài.

Đoạn kéo dài đi Sóc Sơn dài 33 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga.

Tuyến đường sắt đô thị số 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai có chiều dài 33 km, gồm 12 ga, tổng mức đầu tư 1,777 tỷ USD. Tuyến được chia làm 2 phân đoạn.

Đoạn Cát Linh - Hà Đông (đã hoàn thành, khai thác từ 6/11/2021) dài 13 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga.

Đoạn kéo dài đi Xuân Mai có chiều dài 20 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga; tuyến đi theo trục Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Xuân Mai.

Tuyến đường sắt đô thị số 3: Trôi - Nhổn - ga Yên Sở có chiều dài 57,3 km; gồm 33 ga; tổng mức đầu tư 6,106 tỷ USD. Tuyến được chia làm 3 phân đoạn.

Đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm dài 4 km; gồm 12 ga; tuyến đi theo trục Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Kim Mã - Cát Linh - ga Hà Nội.

Đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai) dài 8,8 km, đi ngầm hoàn toàn; gồm 7 ga; tuyến đi theo trục ga Hà Nội - Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Tam Trinh - Yên Sở.

Đoạn Nhổn - Trôi và kéo dài đi Sơn Tây dài 36 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 14 ga; tuyến đi theo trục Nhổn - Quốc lộ 32 - Sơn Tây.

Tuyến đường sắt đô thị số 4: Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà có chiều dài 54 km, gồm 41 km đi trên cao và 13 km đi ngầm; gồm 41 ga; tổng mức đầu tư 4,957 tỷ USD; tuyến đi theo trục Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Vành đai 2,5 – Cổ Nhuế - Liên Hà.

Tuyến đường sắt đô thị số 5: Văn Cao – Hoà Lạc có chiều dài 38,4 km, gồm 31,9 km đi trên cao và 6,5 km đi ngầm; gồm 20 ga; tổng mức đầu tư 4,957 tỷ USD; tuyến đi theo trục Văn Cao – Ngọc Khánh – Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 – Hoà Lạc.

Tuyến đường sắt đô thị số 6: Nội Bài – Ngọc Hồi có chiều dài 43 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 29 ga; tổng mức đầu tư 2,408 tỷ USD; tuyến đi theo trục Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi.

Tuyến đường sắt đô thị số 7: Mê Linh – Hà Đông có chiều dài 28 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 23 ga; tổng mức đầu tư 2,408 tỷ USD; tuyến đi theo trục Mê Linh – Khu đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội.

Tuyến đường sắt đô thị số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá có chiều dài 39,2 km; trong đó đoạn đi trên cao dài 24,2 km và 15 km đi ngầm; gồm 26 ga; tổng mức đầu tư 5,944 tỷ USD; tuyến đi theo trục Sơn Đồng – Mai Dịch – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá.

Tuyến kết nối các đô thị vệ tinh: Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai dài 32 km, đi hoàn toàn trên cao; gồm 10 ga; tổng mức đầu tư 2,752 tỷ USD; tuyến đi theo trục Sơn Tây – Quốc lộ 21 – Hoà Lạc – Xuân Mai.

Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị nói trên, UBND TP. Hà Nội đang nghiên cứu bổ sung thêm 5 tuyến đường sắt theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô gồm:

Tuyến đường sắt đô thị 1 A: Ngọc Hồi – Sân bay thứ 2 phía Nam có chiều dài 29 km gồm 27 km đi trên cao và 2 km đi ngầm; gồm 10 ga; tổng mức đầu tư 2,365 tỷ USD; tuyến đi theo trục Ngọc Hồi – đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên – Sân bay thứ 2 phía Nam.

Tuyến đường sắt đô thị số 9: Mê Linh – Cổ Loa – Dương Xá có chiều dài 48 km; đi hoàn toàn trên cao; gồm 24 ga; tổng mức đầu tư 3,84 tỷ USD; tuyến đi theo trục Mê Linh – Cổ Loa – Yên Viên – Dương Xá.

Tuyến đường sắt đô thị số 10: Cát Linh – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Yên Nghĩa có chiều dài 12 km gồm 8 km đi trên cao và 4 km đi ngầm; 12 ga; tổng mức đầu tư 1,32 tỷ USD; tuyến đi theo trục Cát Linh – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Tố Hữu – Nguyễn Thanh Bình – Yên Nghĩa.

Tuyến đường sắt đô thị số 11: Vành đai 2 – Trục phía Nam – Sân bay thứ 2 phía Nam có chiều dài 42 km gồm 33 km đi trên cao và 9 km đi ngầm; gồm 16 ga; tổng mức đầu tư 4,17 tỷ USD; tuyến đi theo trục Vành đai 2 – đường Hà Nội – Xuân Mai – Đường trụ phía Nam – Sân bay thứ 2 phía Nam.

Tuyến đường sắt đô thị số 12: Xuân Mai – Phú Xuyên có chiều dài 45 km; đi hoàn toàn trên cao; gồm 18 ga; tổng mức đầu tư 3,87 tỷ USD; tuyến đi theo trục Xuân Mai – Quốc lộ 21 – đường trục Bắc Nam – đường Đỗ Xá Quan Sơn – Phú Xuyên.

Tuyến 1: đoạn kéo dài từ Dương Xá đến Lạc Đạo (chưa xem xét đầu tư): tuyến đi theo trục Gia Lâm – Nguyễn Văn Linh – Phú Thuỵ - Như Quỳnh – Lạc Đạo.

Tuyến 2: điều chỉnh đoạn từ Trần Hưng Đạo – Chợ Mơ – Ngã Tư Sở - Hoàng Quốc Việt có chiều dài 6,7 km; đi ngầm hoàn toàn; gồm 6 ga; tổng mức đầu tư 1,139 tỷ USD.

Tuyến 7: đoạn Mê Linh – Nội Bài dài 18 km; đi hoàn toàn trên cao; gồm 12 ga; tổng mức đầu tư 1,548 tỷ USD; tuyến di theo trục Mê Linh – Quang Minh – Thanh Xuân – Nội Bài.

Rõ dần lộ trình phủ kín mạng lưới metro Hà Nội và TP.HCM
Cần làm rõ thêm khả năng huy động nguồn lực để Đề án Tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư