
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ -
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
![]() |
Sơ đồ vị trí hướng tuyến của Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên - Nguồn: Báo cáo ĐTM |
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Lai Châu vừa trình Bộ GTVT thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Được biết, nhà thầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án này là liên danh tư vấn Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng A2Z, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Hoàng Long, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Lào Cai.
Theo đề xuất, Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên có điểm đầu tại Km78+00 Quốc lộ 4D thuộc địa phận xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; điểm cuối được đấu nối vào đường D1 (theo quy hoạch của thị xã Sa Pa) thuộc địa phận phường Ô Quý Hồ, tỉnh Lào Cai.
Toàn bộ chiều dài tuyến khoảng 8,8 km, trong đó hầm chính dài khoảng 2,63 km, hầm phụ dài khoảng 2,65 km với 4,6 km đi qua địa phận tỉnh Lai Châu và 4,2 km đi qua địa phận tỉnh Lào Cai.
Phần đường thuộc Dự án được đề xuất đầu tư với quy mô cấp III miền núi, tốc độ thiết kế 60 km/h, bề rộng nền đường 9m; trong đó, đầu tư xây dựng hệ thống cầu vĩnh cữu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực theo TCVN 11823-2017, tải trọng thiết kế HL-93, bề rộng mặt cầu bằng bề rộng nền đường; hệ thống kè, công trình thoát nước, cọc tiêu, biển báo, công trình phòng hộ đầy đủ.
Công trình hầm gồm 2 ống hầm cách nhau 30 m, chiều dài hầm chính 2,63 km, hầm phụ dài khoảng 2,65 km được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm xuyên núi của Nhật Bản, kết hợp với tiêu chuẩn TCVN 4528:1988.
Hầm chính được đào, gia cố và hoàn thiện đầy đủ thiết bị để khai thác với 2 làn xe cơ giới lưu thông hai chiều; thiết kế vĩnh cửu, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, chiều rộng hầm 9,75m, đảm bảo yêu cầu về tĩnh không đứng là 5m. Hầm phụ và hầm thông ngang được đào thông và gia cố kết cấu chống đỡ tại những vị trí cần thiết, chiều rộng hầm 4,7m để phục vụ chức năng lánh nạn.
Tại Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, đơn vị tư vấn còn đề xuất xây dựng trung tâm cứu hộ, cứu nạn và vận hành hầm phù hợp với quy mô để vận hành công trình.
Về tổng qua hướng tuyến, Báo cáo nghiên cứu khả thi đề xuất từ điểm xuất phát tuyến đi bên phải của Quốc lộ 4D nằm dưới sườn phía dưới Quốc lô 4D, tiếp theo hướng tuyến cắt ngang suối khu vực trang trại cá hồi của người dân, sau đó tuyến xuyên qua đỉnh đèo Hoàng Liên bằng hầm dài khoảng 2,63 km; sau đó tuyến đi bên phải suối Thác Bạc đến Km6+750 tuyến cắt suối Thác Bạc; sau đó tuyến đi sang bên trái suối Thác bạc đến Km7+280 tuyến cắt suối nhánh Thác bạc rồi sang khu vực đồi chè thuộc địa phận phường Ô Quý Hồ sau đó tuyến kết thúc tại Km8+800 kết nối với đường D1 theo quy hoạch phường Ô Quý Hồ.
Dự kiến diện tích sử dụng đất của Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên là khoảng 72,84 ha (trong đó địa phận tỉnh Lai Châu là khoảng 42,64 ha, địa phận tỉnh lào Cai là 30,20 ha).
Với quy mô đầu tư như trên Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên có tổng mức đầu tư là 3.300 tỷ đồng, trong đó các khoản chi lớn nhất là chi phí xây dựng 2.229,799 tỷ đồng, chi phí thiết bị 258,765 tỷ đồng.
Dự kiến Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công trong đó ngân sách trung ương dự kiến bố trí 2.500 tỷ đồng (Bố trí trong giai đoạn 2021 - 2025); ngân sách tỉnh Lai Châu là 710 tỷ đồng (bố trí trong giai đoạn 2021-2025 là 230 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 480 tỷ đồng); nguồn vốn khác dự kiến là 90 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2027.
Dự án khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông huyết mạch liên tỉnh, liên vùng, giải quyết căn bản những hạn chế của Quốc lộ 4D hiện hữu; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tỉnh Lai Châu và khu vực tây bắc; tạo điều kiện thu hút đầu tư vào tỉnh gắn với việc phát triển du lịch.
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới -
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng -
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)