-
Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tiếp 7,2 triệu USD vào Khu công nghiệp Tam Thăng -
Quảng Ngãi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên tai -
TP.HCM: Dự án nhà nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè chậm tiến độ -
Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng -
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng
Một góc cảng Quy Nhơn - Bình Định. |
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ((GTVT) vừa ký quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT.
Đây là công trình hạ tầng hàng hải có mục tiêu đầu tư cải tạo luồng, vũng quay tàu luồng hàng hải Quy Nhơn cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT (đầy tải) hoặc lớn hơn (đảm bảo điều kiện an toàn hàng hải) đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa của khu vực.
Phạm vi của Dự án gồm việc cải tạo, nâng cấp tuyến luồng có chiều dài khoảng 7,16 km từ phao số 0 vào đến vũng quay tàu bến số 1, bề rộng luồng 140 m, cao độ đáy luồng - 13 m (hải đồ); nâng cấp vũng quay tàu hiện hữu tại vị trí trước bến số 1 thành vũng quay tàu dùng chung đường kính 400 m; mở rộng luồng đoạn cong từ 220 m đến 235 m; di chuyển hệ thống phao tiêu báo hiệu phù hợp với tuyến luồng nâng cấp.
Dự kiến khối lượng nạo vét tại Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT là khoảng 4,1 triệu m3.
Tổng mức đầu tư Dự án là 693,2 tỷ đồng được huy động từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, trong đó năm 2024 bố trí khoảng 50 tỷ đồng, năm 2025 bố trí khoảng 643,238 tỷ đồng.
Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án Hàng hải chịu trách nhiệm tổ chức khảo sát, thiết kế, lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công theo quy định; lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp được cấp có thẩm quyền giao.
Ban quản lý dự án Hàng hải còn có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các khoản chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến cảng Quy Nhơn - Thị Nại - Đống Đa (Bình Định) được quy hoạch cho cỡ tàu khai thác là tàu container, tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 DWT và tàu trọng tải đến 70.000 DWT giảm tải.
Hiện nay tuyến luồng ra/vào khu bến Quy Nhơn đang khai thác cho cỡ tàu 30.000 DWT, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khai thác (Cảng Quy Nhơn đã được đầu tư 1 bến tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT).
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khai thác đồng bộ với hạ tầng bến cảng sẵn có và thúc đẩy đầu tư các bến cảng tiếp theo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, khu vực Tây Nguyên, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến luồng Quy Nhơn cho tàu đến 50.000 DWT là cần thiết.
-
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng -
Đồng ý áp dụng mô hình BIM để quản lý cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương -
Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào -
Chủ tịch Quảng Nam hối thúc giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai -
Khu kinh tế Nhơn Hội tập trung phát triển công nghiệp sạch -
Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu