Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đầu tư cho bancassurance, doanh nghiệp phi nhân thọ lo "tổn thọ"
 
Dựa vào ngân hàng để phân phối sản phẩm (bancassurance), cả ngành nhân thọ và phi nhân thọ đều chung nỗi tâm tư bị... ép phí!.
Doanh nghiệp phi nhân thọ phải tốn rất nhiều chi phí để bán sản phẩm qua ngân hàng
Doanh nghiệp phi nhân thọ phải tốn rất nhiều chi phí để bán sản phẩm qua ngân hàng

Trong 3 năm qua, thị trường ghi nhận bước phát triển vượt bậc của kênh bancassurance. Tính riêng khối phi nhân thọ, doanh thu kênh bancassurance chiếm xấp xỉ 20% tổng doanh thu khai thác mới toàn thị trường bảo hiểm.

Ðể đạt được kết quả này, theo đại diện BIC, bên cạnh tận dụng lợi thế từ Ngân hàng mẹ BIDV, BIC còn hợp tác với một số ngân hàng khác như ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank), Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB)... Trong kế hoạch 2019, BIC đang lên kế hoạch hợp tác với một ngân hàng nữa để tiếp tục mở rộng hoạt động bancassurance.

Chia sẻ tại Ðại hội đồng cổ đông mới đây, ông Bùi Xuân Thu, Tổng giám đốc Bảo hiểm Bưu điện (PTI) cho biết, kênh bancassurance đang tăng trưởng tốt. Năm 2018, doanh thu phí từ bancassurance đạt 760 tỷ đồng - giúp PTI nằm trong nhóm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có doanh thu phí bancassurance cao nhất thị trường.

Mới đây, PTI đã hợp tác với Công ty Tài chính TNHH MTV Ðầu tư và công nghệ FIBO để phân phối các sản phẩm bảo hiểm thông qua CREDIT NOW - một thương hiệu con của FIBO. Ðược biết, bước đầu, hai bên sẽ hợp tác trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân.

“Xúc tiến hợp tác với FIBO và CREDIT NOW sẽ giúp PTI tập trung khai thác các dòng sản phẩm hiệu quả, cũng như mở rộng kênh bán hàng sang các công ty tài chính, tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng. Ban điều hành PTI đang chỉ đạo các bộ phận liên quan hỗ trợ phát triển kênh này. Tất nhiên, cũng phải tính đến hiệu quả vì chi phí phát triển kênh này đang ngày càng lớn”, ông Bùi nói.

Với Bảo Minh, bên cạnh hợp tác với một số ngân hàng thời gian qua, nhà bảo hiểm này cũng triển khai việc bán bảo hiểm qua một số công ty tài chính. Ðược biết, doanh thu phí bảo hiểm đến từ kênh này đang chiếm hơn 15% tổng doanh thu của Bảo Minh.

Ngoài các doanh nghiệp trên, nhiều công ty phi nhân thọ khác như ABIC, MIC, VBI… cũng ghi nhận sự tích cực từ kênh bancassurance trong 6 tháng đầu năm nay.

Trao đổi tại Hội nghị CEO bảo hiểm mới đây, một CEO bảo hiểm phi nhân thọ nhìn nhận, khi ngân hàng trở thành một kênh phân phối tiềm năng, các công ty bảo hiểm phải cạnh tranh khốc liệt để có thể lọt vào “mắt xanh” (shortlist) của các ngân hàng.

Theo vị này, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải tốn rất nhiều chi phí để bán sản phẩm qua ngân hàng. Trong đó, cơ chế hợp tác, thúc đẩy bán sản phẩm chiếm gần hết chi phí kinh doanh, nên dù doanh thu qua kênh này đang tăng trưởng mạnh, nhưng nếu không cân đối thì chưa chắc mang lại hiệu quả về lợi nhuận.

“Hiện tại, so với kênh trực tuyến, bancassurance có nhiều triển vọng hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác để phát triển sẽ luôn phải tính đến yếu tố hiệu quả. Nếu chỉ có doanh thu mà chi phí quá cao, dẫn đến không có lợi nhuận, thì doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho biết.

Để hái trái ngọt từ bancassurance, quan trọng nhất là chọn đúng đối tác
Hiện tại, mới chỉ có 7% dân số Việt Nam sử dụng bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, các hợp đồng bảo hiểm được khai thác qua hoạt động phân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư