-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Nhà máy đường Tuy Hòa |
Theo ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, việc nâng công suất nhà máy đường Tuy Hòa nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng mía, tăng lợi nhuận cho công ty; giúp phát triển ngành mía đường Việt Nam và góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên, nhất là vùng miền núi nơi cây mía là một trong những cây trồng chủ lực với diện tích hơn 16.000 ha.
Ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, từ nay đến cuối năm công ty đầu tư hơn 209 tỷ đồng để nâng công suất, với các hạng mục chính như thiết bị ép mía số 1 đến số 4, tuabin-máy phát điện, trụ cẩu mía và sân mía, băng tải mía, bàn tiếp nạp mía, lắp đặt hệ thống bốc hơi lắng nổi mật chè, hệ thống thiết bị nồi nấu đường, hệ thống thiết bị ly tâm liên tục, thiết bị trợ tinh, sàn sấy đường, tháp giải nhiệt, bồn mật rỉ, nhà kho....
Nhà máy đường Tuy Hòa được xây dựng cách đây hơn 20 năm tại xã Hòa Phú ở huyện Tây Hòa, với công suất ban đầu 1.250 tấn mía/ngày; sau đó được nâng dần lên và hiện nay đạt 2.300 tấn mía/ngày.
Do nhu cầu nông dân có kinh nghiệm đi vào thâm canh, tăng năng suất và mở rộng một số diện tích nên công ty phải mở rộng công suất để đáp ứng nhu cầu vùng nguyên liệu đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên quy hoạch 8.000ha.
Những năm qua, mỗi niên vụ sản xuất nhà máy chế biến từ 18.600 tấn đến 23.000 tấn đường RS. Niên vụ mía năm nay (2016-2017) nhà máy đưa ra mục tiêu ép 270.000 tấn mía cây và chế biến 26.900 tấn đường RS.
Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa đã đầu tư hơn 35,3 tỷ đồng cho 1.022 hộ nông dân trong vùng nguyên liệu có ký kết hợp đồng trồng và tiêu thụ mía với diện tích 3.170 ha. Tính ra, chi phí đầu tư mỗi hecta mía trồng mới 35 triệu đồng và mỗi hecta mía lưu gốc là 25 triệu đồng.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử