Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, 3 năm đã hồi vốn (phần 1)
Thanh Hương - 23/05/2014 08:29
 
Vào ngày 27/5 tới, đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 1 sẽ tròn 20 năm vận hành. 20 năm vận hành, đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 đã mang lại nhiều lợi ích không thể đong đếm bằng con số.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Duy trì kỷ luật thép trong vận hành hệ thống điện
Phó thủ tướng: Để dân thiếu điện là còn có lỗi
Lỗ vẫn lo kéo điện về nông thôn
  Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường xây dựng đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1  
  Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường xây dựng đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1  

Chỉ tính trong hơn 3 năm đầu tiên (1994-1997), lượng điện mà đường dây 500 kV tải từ Bắc vào Nam đã đạt con số 6,5 tỷ kWh điện. Tính bình quân mỗi kWh điện thời ấy chạy dầu diesel ở miền Nam có giá thành khoảng 1.000 đồng thì tổng lượng điện tải qua đường dây 500 kV trong giai đoạn này có trị giá tới 6.500 tỷ đồng, cao hơn tổng mức đầu tư của đường dây.

Kỳ 1: Miền Nam đau đáu chờ điện

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm lại đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 1 của những cựu cán bộ đã tham gia xây dựng ngày ấy là nơi yên nghỉ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Mang tấm áo đã mặc vào ngày đóng điện đường dây 500 KV cách đây 20 năm, bà Hồ Thị Bích Phượng nguyên Giám đốc Công ty truyền tải điện 4, năm nay đã 74 tuổi, không khỏi bùi ngùi xúc động. “Thủ tướng ơi, anh Sáu ơi, chúng tôi lại về đây thăm Thủ tướng, thăm anh Sáu đây! Mong anh về chứng kiến giờ phút thiêng liêng này. 20 năm rồi, đường dây 500kV Bắc - Nam vẫn vận hành ổn định. Đồng bào miền Nam vô cùng biết ơn Thủ tướng, biết ơn ngành điện, biết ơn những con người đã xây dựng nên đường dây lịch sử này”.

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là người được nhắc đến nhiều nhất trong suốt chuyến hành trình về thăm lại ĐZ của các cựu cán bộ bởi sự quyết đoán, quyết tâm xây dựng công trình đường dây 500 kV Bắc – Nam.

Ở vào thời điểm năm 1986, chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thổi những luồng gió mới. Tuy nhiên, khu vực miền Nam và TP.HCM - nơi có sự tiếp cận với công nghiệp sớm vẫn không thể tạo ra đột phá mạnh mẽ do điện thiếu trầm trọng bởi nguồn tại chỗ rất hạn hẹn, cắt điện luân phiên là chuyện thường ngày.

Ở miền Trung chỉ có một số điểm phát điện bằng diezel như Đồng Hới, Liên Trì, và các thị trấn, thị xã khác. Đến năm 1990, miền Trung nhận được điện từ miền Bắc chuyển vào qua đường dây Đồng Hới - Huế - Đà Nẵng. Còn miền Nam ngoài Nhà máy Thủy điện Trị An công suất 440 MW, thủy điện Đa Nhim 100 MW và một số cơ sở phát điện bằng diezel như Trà Nóc, Thủ Đức… Tổng công suất điện cả miền Trung và miền Nam hồi đó chỉ khoảng trên 1.000 MW.

  Đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, 3 năm đã hồi vốn  
  Công nhân Công ty Truyền tải điện 2 sửa chữa trạm biến áp. Ảnh Quang Thắng  

“Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vào vận hành với sản lượng 8 tỷ kWh/năm, nhưng miền Bắc chỉ dùng hết 5 tỷ kWh. Trong khi đó miền Nam cần tới 5,7 tỷ kWh thì lại không có nguồn để cung cấp nên luôn đói điện”, ông Trần Quốc Cương, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nhớ lại. 

Quyết định xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc – Nam nhằm truyền tải điện từ Bắc vào Nam, giúp miền Nam bớt cơn khát điện đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức đặt ra với các lãnh đạo của Bộ Năng lượng trong một bữa cơm Tết năm 1991.

Câu trả lời “Làm được” của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải một tuần sau đó cũng là khởi đầu cho hàng núi công việc cần triển khai.

2 năm và chuyện 1/4 bước sóng

Công trình được Bộ Chính trị thông qua vào tháng 1/1992. Đến ngày 25/2/1992, Chính phủ phê duyệt Luận chứng kinh tế – kỹ thuật với quyết định thời gian hoàn thành là 2 năm và do thời gian khẩn cấp nên cho phép thực hiện theo phương thức khảo sát, thiết kế, nhập vật tư - thiết bị và thi công thực hiện song song.

Mục tiêu hoàn thành xây dựng đường dây 500 kV Bắc Nam có chiều dài tới 1.500 km trong 2 năm cũng đã được nhiều người cho là không khả thi và nhất là giải quyết bài toán 1/4 bước sóng.

Những ý kiến phản đối việc xây dựng đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 1 cho rằng, nếu được xây dựng, đường dây sẽ vướng phải một nguyên tắc cơ bản trong ngành điện tối kỵ đó là “bước sóng”. Sóng điện từ có hình sin và mỗi bước sóng điện từ tương ứng 6.000km. Độ dài của đường dây 500 kV mạch 1 được tính toán là khoảng 1.500 km, đúng bằng 1/4 bước sóng, tức là đúng ngay đỉnh của hình sin. Nghĩa là nếu điện từ ở Hoà Bình đang ở mức cực tiểu thì khi vào đến TP.HCM sẽ vọt lên cực đại và ngược lại, nếu ở Hoà Bình cực đại thì vào TP.HCM có thể bằng không. Điều này dẫn đến tình trạng điện áp không ổn định, và khi ấy không còn là 500kV mà có thể vọt lên đến 700 hoặc 1.000kV, gây cháy toàn bộ thiết bị.

Ông Trần Viết Ngãi, nguyên là Giám đốc Công ty Xây lắp điện 3, đồng thời là Phó chỉ huy trưởng công trình xây dựng đường dây 500 kV mạch 1 nhớ lại, nếu cứ theo trình tự, luận chứng được duyệt xong mới làm đến tổng dự toán, rồi mới bắt tay vào xây dựng thì không thể làm xong trong 2 năm. Nhất là khi các đường dây 230 kV khác có chiều dài ngắn hơn thi công cũng mất 3 năm. Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng phải mất tới 8 năm để hoàn thành công trình này.

Giáo sư, Viện sỹ Trần Đình Long, người đã tham gia nghiên cứu xây dựng công trình đường dây 500 kV ngày ấy nhớ lại, nhiều nhà khoa học, cơ quan khoa học phản đối và lo lắng về câu chuyện 1/4 bước sóng là dễ hiểu vì đúng là rơi vào vùng khó, nhưng không phải không có cách để làm.

Đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, 3 năm đã hồi vốn

Kiểm tra vận hành đường dây 500 kV. Ảnh Quang Thắng

Con người không chịu bó tay trước những thách thức ấy. Cùng với các chuyên gia nước ngoài, các tính toán kỹ thuật như chia đường dây thành 4 đoạn, đặt các tụ bù dọc, kháng bù ngang với chi phí không hề rẻ, để điều chỉnh kịp thời, triệt tiêu tác động của câu chuyện 1/4 bước sóng đã được các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của ngành điện tính toán và thực hiện.

Vào ngày 5/4/1992, tại các vị trí móng số 54, 852, 2702, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình. Theo sự phân công của Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt làm Tổng chỉ huy công trình đường dây 500kV Bắc - Nam.

Thiết kế của công trình đã được phản biện bởi nhiều cơ quan trong nước như Viện Năng Lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội và các nhà chuyên môn độc lập trong nước. Mô hình thiết kế về sơ đồ, dung lượng bù, chế độ vận hành và ổn định hệ thống, thông số thiết bị, sơ đồ liên động... cũng được nhiều tổ chức nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật và kiểm chứng như Viện Thiết kế Lưới Ucraina, Viện Thiết kế Lưới Saint Peterburg (Cộng hòa Liên Bang Nga), Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty Hydro Quebec (Canada) hỗ trợ tính toán ổn định, Công ty Tractebel (Bỉ) hỗ trợ đào tạo thí nghiệm; Công ty PPI (Pacific Power International), bang New South Wales - Úc và SECVI (State Electricity Commission of Victoria International), bang Victoria – Úc hỗ trợ tư vấn giám sát, đào tạo quản lý vận hành, an toàn... dưới sự tài trợ của Chính phủ Úc.

 

Ngành điện cam kết không cắt điện khi nóng trên 36 độ Ngành điện cam kết không cắt điện khi nóng trên 36 độ

Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVN Hà Nội) vừa công bố kế hoạch cung ứng điện mùa hè và các giải pháp đảm bảo cấp điện trong mùa hè năm nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư