-
Tập đoàn Ramid Hotels & Resorts tìm cơ hội đầu tư dự án tại 2 tỉnh miền Trung -
“Nút thắt” tại dự án đầu tư công ở Quảng Bình -
TP.HCM chốt ngày thông xe toàn tuyến hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ -
Quảng Nam ra “tối hậu thư” đối với Dự án Nhà máy điện sinh khối Quế Sơn -
Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo -
Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất
Cầu Xương Giang trên tuyến Hà Nội - Bắc Giang (Ảnh: Anh Tuấn - Báo Bắc Giang). |
Bộ Giao thông - Vận tải vừa có công văn số 7653/BGTVT - ĐTCT gửi liên danh nhà đầu tư Dự án BOT cao tốc Hà Nội - Bắc Giang là Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương, Vinaconex, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại 319, Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest đề nghị cho ý kiến về về khả năng tiếp tục đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức BOT.
Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị nhà đầu tư Dự án BOT cao tốc Hà Nội – Bắc Giang có ý kiến chính thức về khả năng tiếp tục đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt theo hình thức BOT cũng như thời điểm đầu tư, phương án tài chính...
Trường hợp nhà đầu tư không có phương án đầu tư mở rộng 2 cầu này, Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị nhà đầu tư có ý kiến đối với hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1, dự kiến sử dụng vốn vay từ Quỹ hợp tác Phát triển kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc do Ban Quản lý dự án 2 đang chuẩn bị đầu tư.
Bộ Giao thông - Vận tải giao Ban Quản lý dự án 2 có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu và phối hợp với Nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.
Được biết, tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn được triển khai thực hiện thông qua 2 dự án đầu tư theo hình thức BOT, trong đó dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang (Dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang) được triển khai thực hiện đầu tư năm 2014 bởi Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương, Vinaconex, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại 319, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest.
Tuyến đường được đầu tư theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô bề rộng nền đường 33m, gồm 4 làn xe cơ giới. Trên tuyến hiện còn 2 vị trí cầu Xương Giang và cầu Như Nguyệt đang khai thác với quy mô 2 làn xe, do quá trình thực hiện Dự án đã tận dụng 2 cầu hiện có này để bảo đảm khả năng hoàn vốn của phương án tài chính.
Hiện nay, mật độ giao thông trên tuyến Hà Nội – Bắc Giang ngày càng cao, các vị trí cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt trở thành điểm nghẽn giao thông và xảy ra tình trạng ùn tắc thường xuyên.
Để đảm bảo đồng bộ về quy mô khai thác, việc đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt là cần thiết. Bộ Giao thông - Vận tải đã giao Ban Quản lý dự án 2 nghiên cứu phương án bổ sung 2 cầu nêu trên vào Dự án mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 11, dự kiến sử dụng vốn vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) để thực hiện đầu tư ngay trong giai đoạn 2021-2025.
Vào tháng 6/2021, Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản số 5392/BGTVT-KHĐT đề nghị nhà đầu tư cho ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Ban Quản lý dự án 2 đệ trình và khả năng triển khai thực hiện mở rộng các công trình cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt theo hình thức hợp đồng BOT thuộc phạm vi quản lý của Nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT chưa nhận được ý kiến chính thức từ phía nhà đầu tư.
Ngày 14/7/2021, Bộ Giao thông - Vận tải nhận được văn bản số 4702/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ nghiên cứu đề xuất của Tỉnh ủy Bắc Giang tại Công văn số 501-CV/TU ngày 23/6/2021. Theo đó, Tỉnh ủy Bắc Giang “đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải và các bộ, ngành Trung ương có liên quan sớm đầu tư mở rộng cầu Xương Giang và cầu Như Nguyệt theo hướng giao nhà đầu tư BOT dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang tiếp tục thực hiện.
Tỉnh Bắc Giang cho biết là đã chủ động làm việc với nhà đầu tư, nhà đầu tư cũng rất đồng tình và mong muốn được tiếp tục đầu tư mở rộng 2 cầu trên để đảm bảo đồng bộ, thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc trên toàn tuyến và thuận tiện cho công tác quản lý khai thác, thu phí.
-
Quảng Nam ra “tối hậu thư” đối với Dự án Nhà máy điện sinh khối Quế Sơn -
Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo -
Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất -
Đề xuất khai thác 68,35 km cao tốc Vân Phong - Nha Trang trước 10/1/2025, vượt tiến độ 12 tháng -
Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại -
TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp -
Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/12 -
2 Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu -
3 Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
4 Việt Nam sẵn sàng tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
5 Hà Nội: Chung cư chưa có sổ hồng nhưng vẫn có giá lên tới 85 triệu đồng/m2
- VINACONEX và Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác đào tạo ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị
- CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
- Nhựa Tiền Phong lần thứ 4 đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia
- Xu hướng đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024