
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông
-
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
-
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch
-
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha
-
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ
21 km giá 128 tỷ đồng
Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, trong năm 2017, đơn vị sẽ triển khai 2 tuyến buýt đường sông để nâng cao vận tải đường thủy nội địa, giảm bớt áp lực ùn tắc giao thông đường bộ. Chủ tịch UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty TNHH Thường Nhật đầu tư xây dựng các tuyến buýt đường sông này, đồng thời nghiên cứu giá vé hợp lý để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ.
Để thực hiện dự án trên, UBND TP.HCM sẽ bàn giao khu vực bến Bình Triệu (khu phố 3, đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) và khu vực bến Vườn Kiểng (thuộc Bến Bạch Đằng, quận 1) cho Công ty TNHH Thường Nhật để tổ chức quản lý, khai thác vận hành dự án. Riêng khu vực bến Vườn Kiểng, Công ty cần giữ nguyên hiện trạng, chỉ cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa nhỏ để đảm bảo cảnh quan chung, an ninh trật tự đô thị và an toàn khai thác vận hành. Đồng thời, Công ty cần có các giải pháp chống ùn tắc giao thông tại khu vực Công viên Bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng.
Trao đổi với báo chí, đại diện Công ty TNHH Thường Nhật cho biết, trong giai đoạn đầu, Công ty sẽ trang bị 10 tàu với tối thiểu 60 chỗ/tàu. Với khoảng cách 11 km, thời gian di chuyển mỗi chuyến sẽ là 30 phút. Ước tính mỗi ngày, 2 tuyến buýt đường sông sẽ vận chuyển khoảng 5.000 khách. Giá vé dự kiến là 15.000 đồng/lượt.
Thực chất, ý tưởng xây dựng tuyến buýt đường thủy đã được TP.HCM đưa ra từ năm 2015. Tới tháng 8/2016, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đã tìm được nhà đầu tư thực hiện hai tuyến buýt đường sông nói trên. Theo đó, Công ty TNHH Thường Nhật được chọn bởi là đơn vị duy nhất xin tham gia phát triển dự án.
![]() |
TP.HCM có đặc thù đường sông dày đặc, nhưng lại đang trong cảnh ô nhiễm nặng, mùi hôi thối của sông rất khó chịu. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Có khả thi?
Trong khi người đứng đầu Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho rằng, đây là một giải pháp đột phá trong giao thông, vận chuyển hành khách đường thủy, giảm áp lực cho giao thông đường bộ, thì nhiều chuyên gia cho rằng, Dự án Đầu tư tuyến buýt đường sông tại TP.HCM khó khả thi.
“Tuyến du lịch đường sông hiện nay của TP.HCM ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dường như thất bại bởi rất hiếm người đi, doanh thu của chủ đầu tư chủ yếu nằm ở việc bán nước uống cho khách tập thể dục tại hai đầu cầu cảng. Hơn nữa, TP.HCM có đặc thù đường sông dày đặc, nhưng lại đang trong cảnh ô nhiễm nặng, mùi hôi thối của sông rất khó chịu…”, ông Nguyễn Văn Hùng, giảng viên Đại học Thủy lợi TP.HCM chỉ ra một vài bất cập của dự án này.
Dự án tuyến buýt đường sông tại TP.HCM
Tuyến số 1 dài gần 11 km, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 6/2017. Tuyến này xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1) đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa, sau đó kết thúc tại bến khách ngang sông Bình Quới (phường Linh Đông, quận Thủ Đức) và ngược lại.
Tuyến 2 dài hơn 10 km từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, đi qua quận 1, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8 và ngược lại, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 9/2017.
Cũng theo ông Hùng, để tăng tính khả thi của Dự án, chủ đầu tư phải xây thêm bãi gửi xe cho hành khách tại các trạm buýt sông. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông kết nối tại khu vực cầu cảng, các trạm dừng tới khu vực làm việc trung tâm Thành phố, hay các trạm xe buýt đường bộ cũng cách rất xa nhau, chưa có sự đồng bộ.
TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM (HASCON) cho rằng, nếu dự án này hấp dẫn, có thể thực thi và thu lợi thì sẽ có nhiều công ty vào tham gia đấu thầu phát triển dự án. Đằng này trong nhiều năm, chỉ có duy nhất Công ty TNHH Thường Nhật muốn phát triển dự án này. “Tại sao TP.HCM không dùng số tiền đầu tư Dự án để nâng cấp hệ thống xe buýt đường bộ đang xuống cấp và cũ nát để giải quyết bài toán ách tắc, mà phải đi phát triển tuyến xe buýt đường sông vốn không phải là lợi thế của Thành phố? Theo tôi, Thành phố cần xem xét kỹ trước khi triển khai dự án này”, ông Phúc nói.

-
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ -
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026 -
Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ vật liệu xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Quảng Ngãi dự kiến khởi công cầu Trà Khúc 1 gần 2.200 tỷ vào tháng 10/2025 -
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc -
Nghệ An: Doanh nghiệp đầu tư gần 600 tỷ đồng làm đường dây đưa điện từ Lào về Việt Nam
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ