
-
Nhà sách Phương Nam chuẩn bị về tay Thiên Long Group
-
ĐHĐCĐ City Auto: Phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh
-
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
![]() |
Doanh thu kinh doanh hàng hóa lần đầu vượt 1.000 tỷ đồng
Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.460 tỷ đồng và 97 tỷ đồng, tăng trưởng 83,6% và 26%. Năm 2019 là năm khá đặc biệt của Viettel Post khi hãng này cùng lúc ra mắt hai nền tảng mới, khép kín hệ sinh thái bao gồm MyGo (nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ kết nối giữa khách hàng, Viettel Post và các công ty chuyển phát) và sàn thương mại điện tử mua bán hàng hóa trực tuyến Voso.vn.
Có nhiều điểm khác biệt khi so sánh giữa quý I/2020 và cùng kỳ năm trước.Mở rộng hoạt động kinh doanh sang những lĩnh vực mới bổ trợ đang giúp hãng chuyển phát này tăng trưởng mạnh về quy mô. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, biên lợi nhuận cùng một số hệ số đánh giá hiệu quả hoạt động cũng đang phải đánh đổi và bị ảnh hưởng một phần.
Cơ cấu doanh thu của ViettelPost đã thay đổi đáng kể giữa tỷ trọng cung cấp dịch vụ (chủ yếu là chuyển phát) và kinh doanh hàng hóa. Lần đầu tiên doanh thu bán hàng đã vượt qua mốc 1.000 tỷ đồng ở quý I/2020 vừa qua, gấp 6,7 lần cùng kỳ và chiếm 44% tổng doanh thu.
Đưa vào hoạt động các nền tảng mới được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đắc lực cho “xương sống” chuyển phát của Viettel Post thông qua việc gia tăng số lượng đơn hàng, rút ngắn thời gian giao hàng nội thành, giành giật thị phần chuyển hàng trong ngành thương mại điện tử. Doanh thu cung cấp dịch vụ với phần lớn là nguồn thu từ hoạt động chuyển phát cũng tăng gần 18%.
Tuy nhiên, trong khi biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ đạt tới 12,5%, ở mảng kinh doanh hàng hóa, con số này chỉ xấp xỉ 0,74%. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của ViettelPost chỉ đạt 7,32%, trong khi cùng kỳ là 11,34%. Với khoản lãi ròng 97 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của ViettelPost đạt 4,92%, thấp nhất kể từ quý I/2017.
![]() |
Doanh thu và tỷ suất lợi nhuân ròng (ROS) của Viettel Posr các quý gần đây |
Trong năm 2020 này, lĩnh vực chuyển phát được đánh giá sẽ chứng kiến cuộc đua giành đơn hàng từ bán hàng trực tuyến của hàng loạt “tân binh” nội - ngoại với sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính, công nghệ để đối đầu với những ông lớn đã định vị tên tuổi lâu năm trên thị trường.Tìm kiếm miếng bánh thị phần lớn hơn thường buộc doanh nghiệp đánh đổi biên lợi nhuân.
Tuy nhiên, ở trường hợp của ViettelPost, dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm hơn doanh thu, tỷ suất sinh lời của ViettelPost có giảm nhẹ nhưng hiện vẫn khá cao. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu VTP (EPS) riêng trong quý I đạt 1.626 đồng.
Từng chia sẻ về chiến lược phát triển của các nền tảng mới này, ông Trần Trung Hưng, Tổng giám đốc Viettel Post từng cho biết công ty sẽ không đi theo hướng “đốt tiền”. Thực tế, chi phí bán hàng của công ty cũng không hề tăng đột biến so với giai đoạn trước khi phát triển sàn thương mại điện tử, thậm chí giảm gần một nửa, đạt 6,8 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 10 tỷ đồng, chủ yếu do thêm khoản chi lương cho các cán bộ quản lý.
Nợ vay vẫn chiếm trên 70% nguồn vốn
Cùng với mở rộng doanh số, quy mô nhân sự của Viettel Post cũng mở rộng thêm, đặc biệt có thêm 37.000 đối tác My go hoạt động toàn thời gian (full time active). Số lượng cán bộ nhân viên đến cuối năm 2019 thống kê đạt 22.000 người.
Quy mô tài sản cũng tăng thêm 10% trong quý đầu năm, chủ yếu do tăng tồn kho. Dù vậy, hàng tồn kho chỉ chiếm 10,4% trong cơ cấu tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hơn 3.670 tỷ đồng tài sản của ViettelPost là các khoản tiền gửi ngắn hạn trên 3 tháng (1.293 tỷ đồng). Tổng cộng, toàn bộ các khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của hãng chuyển phát này lên tới 1.700 tỷ đồng, tương đương gần nửa tài sản của công ty. Đặc thù ngành chuyển phát cũng yêu cầu hãng trữ sẵn lượng tiền lớn phục vụ cho các giao dịch giao hàng thu tiền.
Nguồn vốn chính của ViettelPost hiện vẫn là từ vay nợ. Tỷ lệ nợ đến cuối quý I vừa qua đạt 71%. Ngoài 596 tỷ đồng vốn góp chủ sở hữu và 441 tỷ đồng lợi nhuận tích lũy được qua các năm, hãng đang đi vay ngắn hạn ngân hàng 1.196 tỷ đồng.
-
Địa ốc Đà Lạt huy động 350 tỷ đồng để triển khai dự án KDC đồi An Tôn -
Ladophar hé lộ 3 tổ chức sẽ mua 13,64 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ -
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ -
Địa ốc Hoàng Quân và dấu hỏi cho tham vọng xây dựng 40.000 căn nhà ở xã hội -
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt