Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Dễ dãi, chủ quan chia sẻ thông tin cá nhân, chủ tài khoản thành đích nhắm của tội phạm mạng
H.T - 18/10/2021 17:15
 
Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an), rủi ro trong lĩnh vực thanh toán một phần do nhiều người quá dễ dãi khi chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng.
f
Tội phạm mạng thách thức an ninh thanh toán

Thanh toán không tiền mặt đang tăng rất mạnh. Theo số liệu của NHNN, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 3,32% về số lượng và tăng 41,37% về giá trị so với cùng kỳ. Thanh toán qua kênh Internet tăng tương ứng 54,13% về số lượng và 30,70% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 74,98% và 93,69%, qua kênh QR code tăng tương ứng 66,81% và 133,12% so với cùng kỳ.

Tuy vậy, cùng với tốc độ phát triển của đa dạng các loại hình thanh toán không tiền mặt, lừa đảo trong lĩnh vực thanh toán cũng bùng phát và ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng phạm tội mạo danh ngân hàng, nhân viên ngân hàng gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn, thư điện tử lừa đảo khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó chiếm quyền kiểm soát tài khoản, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Tình trạng khách hàng “bốc hơi” tài khoản diễn ra tại nhiều ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng.

Đối với lĩnh vực thẻ, ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch Chi hội Thẻ Hiệp hội Ngân hàng cho hay, tội phạm đã  dùng nhiều chiêu thức, thủ đoạn, làm phát sinh ra nhiều loại hình phạm tội khác nhau, gây nên vô vàn rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng. Các hình thức phổ biến là: mạo danh lừa đảo hoặc tấn công vào các website thương mại điện tử, đánh cắp thông tin thẻ của khách hàng. Nhiều đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội nắm bắt được thông tin của khách hàng, sau đó sử dụng điện thoại mạo danh lừa đảo (mạo danh nhân viên ngân hàng, nhân viên nhà mạng, mạo danh các cơ quan, tổ chức trên địa bàn…).

Ngoài ra, các hình thức gian lận, giả mạo khác cũng dẫn đến rủi ro trong hoạt động thẻ, như: giao dịch gian lận trên Internet; đơn vị chấp nhận thanh toán hoạt động trái phép; Tấn công bằng công nghệ; giao dịch phát sinh bằng thẻ giả tại ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ; giao dịch thanh toán qua Samsungpay...

Ông Trương Sơn Lâm, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội pham công nghệ cao, Bộ Công an khẳng định, tình hình tội phạm liên quan đến lĩnh vực thanh toán ngày càng gia tăng, đối tượng phạm tội có độ tuổi còn rất trẻ, có hiểu biết cao về công nghệ thông tin, có liên quan đến yếu tố nước ngoài và rất liều lĩnh. Đối tượng phạm tội thường “ra tay” vào thời điểm từ 0 giờ đến 2, 3 giờ sáng, dùng các thủ đoạn tinh vi, nham hiểm để gửi tin nhắn, gọi điện thoại; lợi dụng sự cả tin, thiếu thận trọng, thiếu kỹ năng tự bảo vệ của “con mồi” gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người bị hại, từ đó để lấy cắp thông tin tài khoản, chiếm đoạt tiền.

Tuy nhiên, Theo ông Lâm cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khách hàng của ngân hàng quá dễ dãi khi chia sẻ nhiều thông tin cá nhân trên không gian mạng, vô tình tạo cơ hội cho đối tượng phạm tội lừa đảo. Mặt khác, nhiều nhân viên ngân hàng chưa thực hiện nghiêm quy trình mở thẻ, hậu kiểm. Bên cạnh đó, quy định mở tài khoản cá nhân, cơ chế bảo mật thông tin khách hàng còn sở hở, cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp còn bị “hành chính hóa” rất khó cho việc phong tỏa tài khoản, truy vết đối tượng phạm tội. Việc nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống tội phạm công nghệ cao cho nhân dân và cán bộ, nhân viên ngân hàng còn chưa thấu đáo

Mặc dù các ngân hàng cho rằng, việc định danh khách hàng qua kênh số hóa (eKYC) sẽ hạn chế được tình trạng giả mạo, gian lận, dễ dàng truy vết được tội phạm.Tuy vậy, đối phó với nạn lừa đảo trong lĩnh vực thanh toán, nhiều chyên gia cho rằng, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo chia sẻ, trao đổi nhanh chóng, xử lý hiệu quả thông tin về tội phạm lừa đảo, gian lận.

Thông qua thực tiễn hoạt động thanh toán, kịp thời kiến nghị với cơ quan quản lý xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về mở tài khoản, quản lý thẻ, kiểm tra, giám sát các đơn vị chấp nhận thẻ. Đồng thời, việc định danh khách hàng cần có cơ chế liên thông cơ sở dữ liệu cá nhân giữa cơ quan quản lý dân cư với ngân hàng là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, phải tăng cường phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, cập nhật các thông tin về tội phạm, có các tình huống giả định để nâng cao kỹ năng phòng, chống gian lận, giả mạo.  

Tội phạm mạng khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD
Theo một nghiên cứu do công ty phần mềm an ninh McAfee thực hiện đã chỉ ra tội phạm mạng là nguyên nhân khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư