Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam gia nhập TPP và EVTFA
Để đạt lợi ích, doanh nghiệp dệt may phải hành động
 
Với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều ngã rẽ. Theo đó, những doanh nghiệp có bước đi đúng đắn vào đúng thời điểm sẽ đạt được những lợi ích to lớn.

Sự xóa bỏ thuế suất theo lộ trình cho các sản phẩm của Việt Nam trong TPP và EVFTA có khả năng kích hoạt nhiều nhu cầu hơn trong ngành sản xuất may mặc. Các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm tới và ngày càng sẵn sàng để đầu tư vào ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam, từ đó tham gia những khâu chưa được khai thác hết trong chuỗi giá trị, như sản xuất nguyên vật liệu. Đầu tư vào những khâu này sẽ giúp Việt Nam tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đang tăng về nguyên liệu, cũng như phát triển năng lực hiện tại của ngành.

Trong vài tháng qua, Việt Nam đã chứng kiến một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới chảy vào ngành dệt may, cùng với một số lượng các dự án may mặc lớn từ các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc và Ấn Độ. Thông qua những khoản đầu tư này, những quan hệ đối tác có giá trị được thiết lập, nhờ đó các doanh nghiệp Việt Nam được lợi từ trình độ chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài.

.
TPP và EVTFA mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam

Thêm nữa, những mối quan hệ hợp tác trên làm tăng khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thuê và đào tạo thêm nhiều nhân lực, để phát triển năng lực trong chuỗi giá trị. Hiện tại, các doanh nghiệp nội địa đã dễ dàng hơn trong việc tiếp tục sử dụng những công nhân cắt may, vì họ yêu cầu mức lương thấp hơn nhiều so với các vị trí khác. Khi mối quan hệ hợp tác được hình thành giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, các công ty Việt Nam sau đó có thể đủ khả năng mở rộng dịch vụ cung cấp của họ.

Mức thuế thấp hơn rất nhiều cho các sản phẩm may mặc sẽ giúp thúc đẩy lượng xuất khẩu tới các nước thành viên TPP, trong đó Mỹ và Nhật Bản hiện là hai thị trường xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam. Sự xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào như vải, bông sợi cũng sẽ giúp Việt Nam cắt giảm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, để nhận được quyền miễn thuế ở các thị trường thành viên TPP, Việt Nam buộc phải sử dụng các nguyên liệu từ sợi trở đi, được sản xuất bởi các nước thành viên TPP (Quy tắc Yarn Forward). Việt Nam hiện nhập tới 40% sợi từ Trung Quốc là nước không thuộc TPP và để giảm mức độ phụ thuộc này sẽ là một thách thức thực tiễn và mang tính chính trị cho ngành.

Các quốc gia khác như Ấn Độ (không phải là thành viên TPP) đang tận dụng thách thức này bằng cách đổ tiền vào ngành dệt may Việt Nam, với hy vọng nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua quy tắc này và cũng được hưởng lợi từ việc kim ngạch xuất khẩu tăng lên mà Việt Nam rất có thể sẽ được trải nghiệm.

Các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ được yêu cầu hoạt động theo những nguyên tắc của thị trường, tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà nước cải thiện mức độ hiệu quả. Với những yêu cầu trong một cuộc cạnh tranh công bằng, khu vực tư nhân sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều ngã rẽ. Các điều kiện thị trường và môi trường kinh doanh vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện để toàn ngành tự thay đổi. Những doanh nghiệp có bước đi đúng đắn vào đúng thời điểm sẽ đạt được những lợi ích to lớn.

Trong bối cảnh trên, cả doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam, trong gian đoạn trước khi các hiệp định tự do thương mại được thực hiện, đều cần xem xét lại định hướng phát triển của mình. Đối với các doanh nghiệp trong nước, điều này có nghĩa là phải điều chỉnh năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như phát triển năng lực để có thể tăng trưởng bền vững. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và những cơ hội cũng như thách thức hiện tại, để từ đó xác định được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam.

Dệt may hướng tới chuỗi giá trị toàn cầu
Chủ yếu đảm trách khâu cắt may, các doanh nghiệp lại thiếu liên kết với nhau đã khiến ngành dệt may Việt Nam đang ở điểm thấp nhất của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư