
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
EVN kỳ vọng công suất điện mặt trời áp mái trên cả nước sẽ đạt 500 MW đến hết 31/12 và đạt 2.000 MW đến hết 2021. |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời gian qua, điện mặt trời áp mái bùng nổ với tổng công suất lưới lên mức 200MW.
Nguyên nhân là sau khi được gỡ vướng về cơ chế tài chính, Bộ Công thương bãi bỏ quy định bù trừ sản lượng, áp dụng cơ chế 2 chiều; trong đó, quy định nhà đầu tư có quyền đầu tư điện từ lưới điện và bán lại toàn bộ lượng sản xuất được cho EVN.
Trước 30/6, giá 9,35 cent/kWh được tính chung cho cả điện mặt trời áp mái và lắp đặt tại các trang trại, nhà máy. Bộ Công thương đang trình Chính phủ để đưa ra mức giá cho điện mặt trời áp mái với dự kiến giữ mức như hiện tại đến hết năm 2021.
Lý do đề xuất áp dụng một giá 9,35 cent cho các dự án điện mặt trời mái nhà trong 3 năm tới, cơ quan này cho rằng, các dự án đầu tư hình thức này mất ít thời gian thi công, không cần phát triển hệ thống truyền tải, tiết kiệm đất. 3 năm qua, đã có 4.000 khách hàng lắp điện mặt trời áp mái, tổng công suất 45 MW.
EVN kỳ vọng công suất điện mặt trời áp mái trên cả nước sẽ đạt 500 MW đến hết 31/12 và đạt 2.000 MW đến hết 2021. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam hết năm 2018 là 49.000 MW, điện mặt trời áp mái mới chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu nguồn điện. Trong khi nhiều địa phương tại Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực này.
Đơn cử, TP Hồ Chí Minh ước tính có thể lắp đặt điện mặt trời áp mái với công suất khoảng 6.000 MW, ở Đà Nẵng là 1.000 MW....
Theo EVN, chi phí cho truyền tải, phân phối chiếm 30% trong cơ cấu giá thành điện. Vì vậy, điện mặt trời áp mái sản xuất và sử dụng tại chỗ sẽ giảm được chi phí truyền tải, tăng hiệu suất sử dụng.
Thông tin mới nhất từ Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, tính đến hết tháng 7/2019, EVNEPC đã mua lại hơn 7,5 triệu kWh từ điện mặt trời áp mái của khách hàng.
Cụ thể, có 4.817 khách hàng đã được EVNSPC lắp đặt công tơ 2 chiều, bao gồm 2.840 công tơ 1 pha và 1.977 công tơ 3 pha. Tổng công suất điện mặt trời áp mái của khách hàng đạt 109.229 kWp, vượt 113% kế hoạch mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao EVNSPC (95.000 kWp).
Ngoài ra, EVNSPC cũng đang tiếp tục lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các mái nhà văn phòng của các đơn vị trực thuộc.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới