
-
Xuất nhập khẩu của Bắc Giang tăng mạnh, mang về 16,6 tỷ USD trong quý I/2025
-
Hà Nội triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Giảm thuế để kích cầu
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil
-
Hà Nội công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh việc chậm trễ xử lý các hồ sơ "làn xanh" -
TP.HCM sẽ cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023.
Tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến 08 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm: (1) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản; (2) Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); (3) Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi); (4) Đề nghị xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); (5) Đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); (6) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; (7) Báo cáo đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và (8) Báo cáo đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế.
![]() |
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023 (Ảnh: VGP) |
Về Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; (2) Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; (3) Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với một số yêu cầu sau:
Thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ chủ trương, quan điểm của Đảng về phòng, chống mua bán người; tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật liên quan về phòng, chống mua bán người; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các Bộ luật, Luật liên quan như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật trợ giúp pháp lý... và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.
Tăng cường phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, bảo đảm phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan; phát huy vai trò phòng, chống mua bán người từ cơ sở. Bổ sung quy định về công tác phòng ngừa; đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hoạt động mua bán người.

-
Giảm thuế để kích cầu -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil -
Hà Nội công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh việc chậm trễ xử lý các hồ sơ "làn xanh" -
TP.HCM sẽ cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng “thúc” tiến độ 2 dự án di tích quốc gia đặc biệt -
Xây dựng Đề án Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “2 con số” -
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Tài chính - Chứng khoán
-
Herbalife sẽ mua lại tài sản của Pro2col Health và Pruvit Ventures và kiểm soát quyền sở hữu trong BioSciences
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"