
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
Nhà nước bỏ kinh phí nghiên cứu, Việt Á “hớt tay trên”
Theo bản kết luận điều tra vụ án hình sự liên quan tới Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á vừa được công bố, Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc công ty này bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật Hình sự.
Quá trình điều tra xác định, bị can này có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc nâng khống giá bộ kit xét nghiệm Covid-19; đồng thời đã đưa hối lộ nhiều quan chức, trong đó có cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Chu Ngọc Anh; Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng... với tổng số tiền lên tới hơn 106 tỷ đồng; gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
![]() |
Phan Quốc Việt được xác định là chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. |
Theo kết luận, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc và các nước trên thế giới, Chính phủ có chủ trương giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động nghiên cứu, phục vụ công tác phòng, chống dịch. Học viện Quân y đã giao Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự tiến hành nghiên cứu, chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện vi rút Corona (kit xét nghiệm).
Đề tài này được cấp kinh phí thực hiện gần 19 tỷ đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương; thời gian thực hiện là 18 tháng.
Sau khi được nghiệm thu kết quả giai đoạn 1, Phan Quốc Việt đã sử dụng biên bản nghiệm thu này để Công ty Việt Á lập hồ sơ đề nghị đăng ký, và vẫn được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm, dù công ty này không phải chủ sở hữu đề tài.
Theo quy định, kết quả nghiên cứu thuộc sở hữu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Khi Bộ này chưa cho phép, thì việc Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành cho Công ty Việt Á là trái quy định.
Trong quá trình trên, Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật được xác định đã thông đồng và có vai trò giúp sức tích cực để Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu, đăng ký trái phép lưu hành sản phẩm.
Cùng với đó, Phan Quốc Việt cũng đề nghị Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng; ông Nguyễn Thanh Long, cùng Thư ký Nguyễn Huỳnh can thiệp, tác động, chỉ đạo ông Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế tham mưu, đề xuất để ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế ký quyết định cấp sổ đăng ký lưu thành tạm thời; đăng ký lưu hành chính thức kit xét nghiệm Covid-19 cho Công ty Việt Á.
Nâng giá nhằm trục lợi, hối lộ nhiều quan chức hàng trăm tỷ đồng
Khi Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit xét nghiệm cho Bộ Y tế, Phan Quốc Việt đã nâng khống giá để thu lợi nhuận và có tiền chi hoa hồng ngoài hợp đồng và chi hối lộ các quan chức.
Cụ thể, giá thành sản xuất kit xét nghiệm được xác định tối đa là 143.461 đồng/bộ kit (đã bao gồm 5% lợi nhuận và các chi phí), nhưng doanh nghiệp này vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định với giá 470.000 đồng/bộ kit.
Thêm vào đó, khi Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương, xác định Công ty Việt Á thay đổi nguyên vật liệu sản xuất so với hồ sơ đăng ký lưu hành nhưng không ra kết luận kiểm tra, không kiến nghị biện pháp xử lý, dẫn đến Công ty Việt Á tiếp tục sử dụng giá hiệp thương với Bộ Y tế đã được Phan Quốc Việt nâng khống, tạo mặt bằng giá để bán cho các đơn vị, địa phương.
Kết quả, chỉ trong năm 2020, 2021, Công ty Việt Á đã sản xuất tổng số gần 8,8 triệu kit xét nghiệm, tiêu thụ (bán, cho, tặng, ứng trước) cho các đơn vị, cơ sở y tế 8,3 triệu kit xét nghiệm, tổng trị giá hơn 3,9 ngàn tỷ đồng. Tổng doanh thu trong thời gian trên là hơn 4,2 ngàn tỷ đồng.
Từ việc nâng khống giá bán kit xét nghiệm, tiêu thụ số lượng trên, Công ty Việt Á đã hưởng lợi trái phép số tiền đặc biệt lớn, lên đến hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó, công ty này đã được thanh toán 5,9 triệu kit xét nghiệm, với tổng trị giá hơn 2,2 ngàn tỷ đồng.
Phan Quốc Việt cũng được xác định đã nhiều lần đưa hối lộ cho các lãnh đạo, cán bộ đã tạo điều kiện, giúp sức như: ông Nguyễn Thanh Long (2,25 triệu USD); Nguyễn Huỳnh (4 tỷ đồng); Nguyễn Minh Tuấn (hơn 6,9 tỷ đồng); cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế Nguyễn Nam Liên (2,3 tỷ đồng);
Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (200.000 USD); cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc (hơn 1,1 tỷ đồng); ông Nguyễn Văn Trịnh (hơn 4,5 tỷ đồng).
Ngoài ra, Phan Quốc Việt cùng Trịnh Thanh Hùng cũng thỏa thuận ăn chia % doanh thu của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ kit xét nghiệm. Qua đó, Việt đã 2 lần đưa tổng số tiền 350.000 USD (tương đương 8 tỷ đồng) cho Hùng.

-
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ -
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
Gene Solutions và Grab Việt Nam hợp tác ra mắt chương trình “Đặc quyền VIP từ triSure NIPT và Grab4Mom”